Thúc đẩy chuyển đổi số - Chìa khóa phát triển kinh tế ĐBSCL

Tại ĐBSCL, các địa phương đang đẩy mạnh chuyển đổi số với quyết tâm bứt phá trong thời gian tới; tuy nhiên, vẫn còn có những điểm nghẽn cần phải khơi thông.

Tìm đến Hợp tác xã Tân Long, ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vào một ngày đầu tháng 7, tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã cho biết: Đang chuyển đổi số để phát triển như khai báo thuế điện tử, thanh toán tiền mua bán lúa, vật tư nông nghiệp qua tài khoản ngân hàng.

Về lâu dài, hợp tác xã mong muốn có được một phần mềm để cập nhật đầu vào, đầu ra của nông sản, hệ thống trên sàn giao dịch; công khai, nh bạch về doanh thu cho các thành viên; kiểm soát được sản lượng, số lượng hàng hóa khi nhập vào kho lưu trữ,…

Ông Nguyễn Văn Thích chia sẻ: “Chúng tôi sẽ làm một nền tảng để giúp người nông dân tiếp cận được chuyển đổi số. Tới đây chúng tôi sẽ chuyển đổi cho tất cả thành viên vào hệ thống ngân hàng, người nông dân sản xuất xong, cân lúa xong sẽ có tiền trong tài khoản. Chúng ta phải đem cái mới cho người ta thấy được người ta mới tiếp cận được…”

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND và các Kế hoạch của UBND tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số, tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Cổng dịch vụ công của tỉnh đang cung cấp gần 1.400 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Tỉnh đã vận hành hiệu quả nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, kết nối đồng bộ với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp quốc gia. Từng bước hình thành cơ sở dữ liệu ngành, hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu khai thác dữ liệu và cung cấp dịch vụ công.

Ngoài ra, tỉnh đã kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu của tỉnh bao gồm các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp,… để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân. Đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông nh của tỉnh.

Đặc biệt, việc xây dựng, phát triển Ứng dụng di động Hậu Giang (Hậu Giang App), góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh nhà. Ngoài ra, thực hiện kết nối, hỗ trợ nhiều hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.  

Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: “Tỉnh Hậu Giang đang tập trung tăng tốc triển khai chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực để hướng tới mục tiêu tiếp tục xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, nâng cao thứ hạng chuyển đổi số của Hậu Giang trên cả nước. Kỳ vọng, chuyển đổi số góp phần quan trọng để thực hiện các Nghị quyết, Chương trình của Tỉnh ủy, trong đó bao gồm các định hướng quan trọng về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch cũng nguồn nhân lực và các lĩnh vực quan trọng khác của tỉnh”.

Ảnh nh họa: VOV.vn

Còn tại Đồng Tháp, chuyển đổi số được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính đột phá của tỉnh trong năm 2022. Vào ngày 18/4 vừa qua Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp đã chính thức khai trương.

Trong giai đoạn đầu, Trung tâm hoạt động theo hình thức Trung tâm điều hành thông nh, gồm 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Giai đoạn tiếp theo, Trung tâm sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển, vận hành các nền tảng chuyển đổi số, đô thị thông nh của tỉnh; đồng thời, hỗ trợ chuyển đổi số cho các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; tăng cường tính năng, tiện ích, phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào sự phát triển của Trung tâm này. Đây là bệ phóng nền tảng cốt lõi quan trọng, hình thành nên một Đồng Tháp tiên tiến, kiểu mẫu; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững”.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 5% GRDP. Cùng với đó, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1%; trên 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Ông Đoàn Thanh Bình, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Một điểm vô cùng đặt biệt của chuyển đổi số là tổ chức, cá nhân đi sau có quy mô nhỏ nếu tận dụng tốt các cơ hội do chuyển đổi số mang lại sẽ có thể bắt kịp, thậm chí có thể vượt lên những đối thủ cạnh tranh, có quy mô lớn hơn, tồn tại lâu đời hơn nhưng không thích ứng kịp xu thế đổi mới. Không còn đơn thuần là câu chuyện cá lớn nuốt cá bé, mà đã trở thành câu chuyện cá nhanh thắng cá chậm”.

Ảnh nh họa: Tạp chí Tài chính

Không chỉ Hậu Giang, Đồng Tháp mà các tỉnh ĐBSCL cũng đã chuyển đổi số mạnh mẽ, để bứt phá phát triển. Phát biểu tại Tuần lễ thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 vừa diễn ra vào ngày 7/7 tại tỉnh Hậu Giang.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cho rằng: “Chuyển đổi số sẽ gõ cửa các ngành chỉ còn là vấn đề thời gian, không có doanh nghiệp hoặc chính quyền nào thoát khỏi xu thế này.

Muốn chuyển đổi số thành công thì bộ máy chính quyền điều hành của địa phương cần được giao phó và phải có khả năng lãnh đạo. Nói cách khác chuyển đổi số phải được dẫn dắt từ trên xuống, bắt đầu từ trên xuống, bắt đầu từ những người đứng đầu cùng với sự đồng lòng, ủng hộ của các cấp”.

Cũng theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ có được tính linh hoạt, sở hữu bộ công cụ và dữ liệu cho phép những doanh nghiệp nhỏ nắm lấy cơ hội dẫn đầu và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn theo một phương thức hoàn toàn khác với truyền thống trước đây.

Chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành xu hướng tất yếu, góp phần tạo ra nhiều “giá trị mới”. ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây chủ lực. Không nằm ngoài xu thế, các tỉnh trong vùng đã tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ở tất cả các ngành, lĩnh vực.

Ảnh nh họa: Dân tộc và Phát triển

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, đến nay việc chuyển đổi số vẫn còn nhiều điểm nghẽn, cần được khơi thông. 

Chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số xác định “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. “Chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc”.

Chính trong đại dịch COVID-19, các hoạt động về thương mại điện tử, chuyển đổi số được đẩy mạnh và tăng tốc đáng kể. Tuy nhiên, chuyển đổi số và kinh tế số mới chỉ đang bắt đầu, tiềm năng ứng dụng và phát triển còn rất lớn, cần có định hướng và cách triển khai phù hợp để khai thác tốt tiềm năng này.

Có thể khẳng định rằng chuyển đổi số, đã tạo ra các ngành và các mô hình kinh doanh, mô hình quản trị mới.

Tuy nhiên, có một sự hiểu nhầm là càng đầu tư vào công nghệ có nghĩa là càng chuyển đổi số nhiều.

Công nghệ giúp chúng ta tăng năng suất, giảm sai sót nhưng chuyển đổi số mang tính đột phá và sâu sắc hơn. Đồng thời, sẽ tạo ra những thay đổi nhanh hơn và có kẻ thắng, người thua.

Với ĐBSCL, chuyển đổi số có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ giúp các tỉnh gắn kết với nhau, mà còn giúp từng địa phương phát huy thế mạnh sẵn có.

Để liên kết vùng hiệu quả, việc dùng công nghệ số để liên kết là phù hợp nhất. Liên kết vùng chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, trong điều kiện sản xuất chuỗi giá trị như hiện nay, không liên kết vùng không thể tồn tại được.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay là chưa có sự bắt tay mạnh mẽ của các tỉnh, thiếu chính sách chung và định hướng từ trên. Ngoài ra, chưa có địa phương tiên phong đứng ra làm đầu tàu trong liên kết.

Khó nhưng không có nghĩa là không làm được, điều quan trọng là phải được dẫn dắt từ trên xuống. Bắt đầu từ những người đứng đầu cùng với sự đồng lòng, ủng hộ tuyệt đối của các cấp để chủ động nắm bắt cơ hội chuyển đổi số thành công.Ngoài ra, cần chú trọng sự thay đổi trong quy trình, nhận thức, thói quen, chứ không chỉ riêng vấn đề công nghệ. 

Có thể khẳng định, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nhưng là việc mới, việc khó, vì vậy, để thực hiện được cần phải có quá trình lâu dài, kiên định, bền bỉ.