Thính giả hiến kế “giải cứu” nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến

Hôm nay đã bước sang ngày thứ tư phương án thí điểm tổ chức lại giao thông nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển -Khuất Duy Tiến (Hà Nội).

Trước khó khăn về giao thông, đặc biệt là hiện tượng ùn ứ kéo dài, liên ngành chức năng đã co hẹp bùng binh, điều chỉnh thời gian đèn tín hiệu hợp lý hơn.

Mặc dù đã giảm bớt áp lực, nhưng theo các thính giả, người đi đường, về lâu dài, cần những phương án mang tính căn cơ hơn để giải quyết ngã tư “khổ” này.

Đào Phương Thúy, sinh viên năm nhất Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thường xuyên di chuyển từ nhà ở chung cư Kim Văn - Kim Lũ đến trường bằng xe buýt. Lộ trình của cô hàng ngày đều đi qua nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi-Nguyễn Xiển-Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Hà Nội thí điểm nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến theo hướng bổ sung biển chỉ dẫn, vạch kẻ đường, điều khiển 2 pha đèn kết hợp cơ chế 'cắt sớm, mở muộn' dọc 2 tuyến cắt vuông góc nút gi

Theo Thúy, trước khi có thí điểm tổ chức lại giao thông, các phương tiện dừng chờ đèn đỏ khoảng 2-5 phút. Sau thí điểm dịp cuối tuần các ngày 18 và 19/1/2025, các phương tiện phải đứng chờ tại ngã tư từ 10-20 phút. Đến sáng đầu tuần vừa qua, sau khi thu hẹp bùng binh, điều chỉnh pha đèn hợp lý hơn, hiện tượng ùn ứ đã giảm trông thấy ở ngã tư. Song các hàng xe vẫn bị ùn dài về các hướng Nguyễn Xiển và Khuất Duy Tiến.

Thúy chia sẻ một đề xuất: “Xe ở trên vành đai 3 mà hạn chế đi xuống trong giờ cao điểm thì cũng có thể thay đổi như vậy để cho đỡ xe đi vào nút giao này”.

Sau 2 ngày thí điểm 18 và 19-1, đến 20-1, lực lượng chức năng đã điều chỉnh pha đèn và thu gọn bùng binh. Bước đầu giao thông đỡ áp lực hơn. Nhưng dòng xe vẫn ùn ứ 2 phía dọc vành đai 3 - Nguyễn Xiển, Kh

Ông Đỗ Hoàng Quý, một người dân sinh sống ở ngay ngã rẽ Nguyễn Trãi-Khuất Duy Tiến cho rằng, thực tế, nút giao 4 tầng ở Thanh Xuân luôn trong tình trạng đông đúc, ùn ứ. Có thể thời gian thí điểm vào dịp cuối tuần, lượng người dân di chuyển các tỉnh, đi mua sắm tết, sinh viên về quê đông dẫn tới ùn tắc cục bộ.

Ông Quý có góc nhìn tương đối tích cực. Thí điểm có thể có bất cập phát sinh, việc điều chỉnh là bình thường. Cơ quan chức năng điều chỉnh đèn tín hiệu ngay vào sáng đầu tuần và đã cho kết quả khả quan: “Trong hệ thống đèn này họ đã có căn chỉnh trong giờ cao điểm. Hướng nào đông thì tăng thời lượng đèn xanh, đèn đỏ ít đi. Hệ thống đèn này linh hoạt theo cao điểm, thấp điểm.

Dần dần rồi người dấn sẽ quen thôi, ngày trước xe máy chờ khoảng 3 phút dừng đèn đỏ, bây giờ chấp hành quy định, không leo vỉa hè thì chờ thêm 2 phút nữa. Tôi nghĩ rồi sẽ vào luồng cả thôi”.

Đào Phương Thúy, sinh viên năm nhất ĐH KHXHNV đề xuất hạn chế dòng phương tiện từ vành đai 3 trên cao đổ xuống nút giao trong giờ cao điểm.

Anh Nguyễn Đức Bình hàng ngày di chuyển từ Văn Phú (quận Hà Đông) bằng tàu điện, sau đó bắt xe ôm công nghệ đến cơ quan ở đường Phạm Hùng (quận Cầu Giấy). Anh cho rằng, xung đột chủ yếu ở nút giao 4 tầng đến từ hai luồng Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông rẽ trái sang Nguyễn Xiển, và Nguyễn Trãi hướng vào trung tâm Hà Nội rẽ trái sang Khuất Duy Tiến.

Tuy nhiên, những làn đường này đều phải dừng chờ 2 nhịp đèn đỏ. Khả năng lưu thoát thấp, lưu lượng đông, dẫn đến các phương tiện chưa kịp đi hết khỏi ngã tư đã bị đan cài bởi các hướng phương tiện đi vuông góc còn lại.

“Làm thế nào các hướng rẽ trái chỉ có một lần dừng đèn đỏ thôi thì sẽ thoát được nhanh hơn. Từ Nguyễn Trãi rẽ trái Nguyễn Xiển thì tốt nhất nên cấm rẽ, nên bắt đi thẳng quay đầu. Còn hướng từ Nguyễn Trãi đi lên rẽ vào Khuất Duy Tiến thì chỉ 1 nhịp đèn đỏ thôi”, anh Bình nói.

Anh Nguyễn Đức Bình cho rằng, với hướng đi từ Nguyễn Trãi ra vào trung tâm, nếu mật độ quá cao, gây xung đột, thì nên cấm rẽ trái, buộc đi thẳng và quay đầu ở phía trên.

Anh Bình cũng kiến nghị cần có sự linh hoạt trong điều hành giao thông ở cả lực lượng chỉ huy giao thông tại chỗ và người điều khiển đèn tín hiệu. Đặc biệt là áp dụng trí thông nh nhân tạo (AI) để đếm lưu lượng và đưa ra phương án tối ưu: 

“Tôi nghĩ nên bố trí cảnh sát giao thông vì họ hoàn toàn có thể vẫy cho đi trước khi đèn đỏ hết, nếu chiều hướng đi quá đông. Trong thời điểm này, những người đang cấu hình thời gian đèn tín hiệu có thể quan sát được ngay hoạt động của cảnh sát giao thông, thời gian nào là hợp lý thì có thể lấy căn cứ đó để cấu hình cho hợp lý hơn”.

Góc nhìn chuyên gia: Nguyên nhân vẫn là do quy hoạch

Ở góc nhìn khác, ông Trần Xuân Đức, cư dân quận Hà Đông tin rằng, các giải pháp tổ chức giao thông chỉ là cách để tối ưu môi trường giao thông hiện có. Nó không phải là phương thuốc có thể “điều trị” cho các lỗi về thiết kế, quy hoạch.

Ông Trần Xuân Đức khẳng định, có lỗi về thiết kế và quy hoạch ở tuyến đường đi qua nút giao 4 tầng ở quận Thanh Xuân. Đó là cho phép đường dẫn vành đai 3 đổ thẳng xuống ngã tư và thay đổi quy hoạch chung

Ông Đức nêu ví dụ việc cho các phương tiện từ đường trên cao vành đai 3 đổ thẳng xuống nút giao đèn xanh đèn đỏ: “Sự bất cập hiện nay là sự đã rồi. Các phương tiện từ trên cao đổ dồn về đường xuống chúi vào ngã tư thì đương nhiên bị tắc. Đây là câu chuyện thiết kế.

Nước ngoài họ không làm thế, bao giờ đầu xuống cũng phải là nơi thoáng nhất. Ở mình thì dồn vào góc ngã tư, chui tọt vào đây. Nên các xe rẽ xuống Hà Đông là tắc dài.

Có lẽ thay đổi, sửa chữa thì hơi khó vì đây là công trình lớn, chắc chỉ có thể đúc rút kinh nghiệm cho các đường vành đai mới tốt hơn thôi.

Theo tôi, các xe từ vành đai 3 đổ xuống thấp thì nên theo giờ, giờ nào cho xuống, giờ nào không. Còn cứ nhè giờ cao điểm mà cho xuống thì tắc không tránh được”.

Thực tế lưu lượng phương tiện vượt quá thiết kế tại nút giao khiến lực lượng CSGT cùng với người hiệu chỉnh đèn tín hiệu cần nỗ lực phối hợp nhịp nhàng.

Ông Trần Xuân Đức chỉ thẳng nguyên nhân khiến nút giao ùn tắc là do thay đổi quy hoạch bừa bãi. Dân số đổ dồn về hai mặt đường theo các dự án chung cư “ăn theo” dẫn tới tăng đột biến lượng xe cá nhân di chuyển đồng thời trên tuyến đường: 

“Thực ra tôi sống ở đây cũng lâu rồi, từ thời Ngã tư Sở về Hà Đông còn vắng lắm. Quy hoạch trước đây của Chính phủ đưa ra không sai. Nhưng sau này, các điều chỉnh về quy hoạch đã phá vỡ hết. Ngày xưa quy hoạch làm gì có các chung cư dọc theo đường đâu.

Sau này mới có thêm nhiều, mật độ dân cư quá dày. Kinh tế nước ta hiện nay không có điều kiện làm tàu điện ngầm nhiều tầng, nhưng làm trên cao nhiều tầng thì thi công đỡ tốn kém và nhanh. Theo tôi có thể đi theo hướng đó thì khả thi. Chứ cũng chẳng còn cách nào khả dĩ hơn”.

Nút giao 4 tầng Nguyễn Trãi-Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển từ lâu đã trở thành điểm nóng ùn ứ triền ên tại Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, giảm lệ thuộc xe cá nhân, phát triển GTCC mới là lối thoát cho ùn tắc

Một số thính giả khác cũng cùng chung nhận định với ông Trần Xuân Đức. Họ cho rằng, lượng xe cá nhân tự lái vào nội đô đang quá nhiều.

Họ mong, một mặt mạng lưới tàu điện trên cao cần phủ rộng hơn, mặt khác cần hình thành các bãi đỗ xe ễn phí ở cửa ngõ thành phố để người dân chuyển tiếp bằng phương tiện công cộng, các phương tiện xanh vào vùng lõi thuận tiện. Qua đó giảm phát sinh các chuyến xe cá nhân không cần thiết vào trục hướng tâm Thủ đô./.