Sản vật mùa nước nổi vào chợ

Mùa lũ ở miền Tây mà người dân vẫn quen gọi với cái tên là mùa nước nổi, con nước ở các sông rạch, ruộng đồng bắt đầu từ khoảng tháng 7 - 11 hằng năm và dâng cao nhất từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch.

Thời điểm này, khi đến bất kỳ khu chợ nào chúng ta dễ dàng bắt gặp những sản vật ền Tây được bày bán. Chợ quê mùa nước nổi có gì ngon, chợ phố nhanh chóng có y chang thức đó. Người sống ở quê thì thỏa sức thưởng thức với giá cả phải chăng, còn người dân ở thành thị thì cũng không khó để mua được nhiều “của ngon vật lạ” ệt đồng, với giá nhỉnh hơn một chút. 

Năm nay, đến rằm tháng 7, con nước ở thượng nguồn sông Mekong mới đổ về nhiều, ruộng đồng ền Tây nước bắt đầu dâng cao. Mực nước cứ cao dần theo các tháng 8, 9 và “chở” theo các sản vật đồng quê như cá, tôm, lươn, bông điên điển… đây cũng là thời điểm chuột đồng không còn chỗ trú, người dân được mùa săn bắt đem bán ở các chợ. 

Tại những địa phương vùng trũng của thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, trên nhiều cánh đồng, con nước dâng cao, ngập hết các bờ ruộng. Thanh niên trong xóm rủ nhau đi đẩy côn, kéo lưới… trúng thì cũng vài ký cá lóc, ít thì cũng đủ ăn cho cả gia đình trong ngày.

Không chỉ vậy, những đám rau muống bắt đầu mọc dài, mập mạp, bông súng ma cũng sinh sôi và nhất là bông điên điển nở vàng rực… nhiều người dân tranh thủ đi thu hái để bán cho các chợ.

Bà Lê Thị Phụng – người dân địa phương cho biết: Mùa nước nổi tới là đi chợ toàn bán đồ ngon không à. Cá mắm đủ thứ. Cá lóc đồng người ta đi đẩy chì (côn) bán chừng 50 – 60 ngàn một ký, cá bự thì mắc hơn. Nhiều nhất là rau đồng, bông điên điển ngon lắm, giá cũng rẻ. Ở đây tôi mua bông điên điển là 30 ngàn một ký, năm trước là có 20 ngàn đồng một ký à. Mỗi năm thì mỗi hiếm, nên là có mắc hơn chút. 

Mùa nước nổi là mùa bà con thu hoạch những sản vật trời cho từ sông nước

 

Người tiêu dùng thì được thưởng thức “đồ ngon”, còn người dân sống nhờ vào con nước thì được mùa khấm khá. Tại các huyện đầu nguồn ở tỉnh Long An, hơn một tháng nay, không khí lao động trên các cánh đồng vô cùng nhộn nhịp. Người thì kéo lưới, người giăng câu, người thì đặt dớn... Nhiều hộ gia đình thu nhập tiền triệu mỗi ngày nhờ đánh bắt cá linh.

Anh Phạm Nhựt Cảm chia sẻ: Tôi là quê ở An Giang, nhưng mà sang khu vực này đặt dớn chừng 10 năm nay rồi. Đến mùa nước nổi là mình làm nghề. Trước thì có cá đen nhiều, giờ thì chủ yếu là cá linh thôi. Đầu mùa mình bán chừng 110 ngàn một ký, giờ thì chừng 30 -40 ngàn. Mỗi ngày thu nhập cũng được chừng 700 – 1 triệu.

Cũng sống dựa vào mùa nước lên đồng, từ khi con nước tràn bờ, ông Đỗ Văn Tây, ở thị trấn Sà Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp dậy từ 3 giờ sáng để đổ 40 cái dớn. Công việc đổ dớn của ông kết thúc vào khoảng 7 giờ sáng. Lúc này bạn hàng đang chờ để thu mua cá, cua, ốc, rau muống đồng hay bông điên điển.

Cua, ốc bươu hay những loại cá khác được bán cho bạn hàng để mang về thành phố Hồ Chí Minh hay đưa đi một số địa phương lân cận tiêu thụ với giá vài chục ngàn đồng mỗi ký. Với 40 cái dớn đặt sau nhà, mỗi ngày, ông Tây thu nhập vài trăm ngàn đồng, số tiền đó đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày của hai vợ chồng ông:

- Đặt được 40 cái dớn để sống hàng ngày, mình làm thuê làm mướn thêm nữa. Ngày kiếm được nhiều khi 200 – 300 ngàn đồng. Lũ trễ quá trễ rồi, thành ra làm cũng không khá gì mấy. Mấy hôm rồi nhờ nước lên mình làm được, cá giờ có giá.

Ngược, xuôi thu mua tôm, cá mùa nước nổi về, ông Trương Quang Tâm, một thương lái ở tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, đầu mùa giá cá linh bán có giá nhưng khi đó lại không có cá để bán vì nước chưa tràn đồng. Giờ giá cá linh đã hạ xuống nhiều, giá cá chợ còn khoảng 40.000 đồng/kg.

Đối với cá kích cỡ nhỏ, vừa mới đánh bắt lên sẽ được thu mua với từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, những loại cá để làm mắm từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng/kg.

Ông Tâm cho hay: Nước năm nay cao hơn, cao hơn mấy năm rồi, nguồn cá năm nay thì ít. Tôi cân mọi năm ngày tấn, tấn mấy, mà năm nay tôi cân ngày được 20 – 30 kg. Sáng cân được 19 kg, còn mấy chỗ kia không có, ngoài kia không ai có, có 2 – 3 kg. Năm nay người ta nghỉ người ta đi Bình Dương nhiều rồi, cũng như 10 người đi hết 5 người, còn có 5 người đặt thôi, nguyên nhân cá không có người ta bỏ đi, không đủ sống.

Bữa cơm với những món ngon độc đáo chỉ có ở ền Tây (ảnh: internet)

Dẫu vậy, mùa nước nổi bao giờ cũng mang đến nhiều lợi ích, ngoài tháo chua, rửa phèn, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, mùa nước nổi đã giúp cho nhiều gia đình ít đất đai sản xuất “sống khỏe”. Dạo quanh ở các khu chợ từ ệt vườn đến các đô thị, thời điểm này “đồ đồng” vô cùng phong phú, giá cả mỗi nơi mỗi khác, tùy theo chi phí vận chuyển xa gần, nhưng “tiền nào của nấy”.

Hẹ nước ngon nhất là vào đầu mùa nước nổi, chúng mọc nhiều xứ phèn Tiền Giang, Long An có giá khoảng 30-40 ngàn một ký, giờ rẻ hơn khoảng một nửa. Nhiều loại sản vật khác như cua đồng, một ký có giá 70.000 - 80.000 đồng, lươn đồng gần 300.000 đồng mỗi ký, các loại cá tự nhiên thuộc dạng hiếm như cá bông lau, cá leo, chạch lấu thì mỗi ký khoảng 350.000 - 450.000 đồng, nhưng cũng không có nhiều để mà trả giá. 

Theo dự báo, năm nay, nước lũ ở ĐBSCL sẽ đạt đỉnh vào khoảng nửa cuối tháng 10 và ở mức cao hơn năm 2021. Thời điểm này, những người dân sống bằng nghề chài, lưới ở các huyện đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp, An Giang sẽ tăng thêm thu nhập, bởi sản lượng cá tôm sẽ tăng cao hơn.

Và lẽ dĩ nhiên, người tiêu dùng ở nhiều tỉnh thành ền Nam sẽ còn được thưởng thức nhiều loại sản vật tự nhiên, khi các mặt hàng này được nhiều thương lái tích cực đưa vào các chợ tiêu thụ mà không lo ế ẩm.