Sài Gòn sống và yêu: Thênh thang thế kỷ trên đại lộ Lê Lợi

Vốn được coi là một trong những nhân chứng cho quá trình phát triển của TP.HCM, đường Lê Lợi mang dấu ấn trăm năm với câu chuyện lịch sử đang được viết tiếp ở hiện tại và tương lai.

Từ lâu, đường Lê Lợi là một trong những tuyến đường sầm uất nhất của Sài Gòn, nằm ngay trung tâm quận nhất, có chiều dài khoảng 950m, từ phía trước chợ Bến Thành đến trước Nhà hát Thành phố. Vốn được coi là một trong những nhân chứng cho quá trình phát triển của thành phố, đường Lê Lợi mang dấu ấn trăm năm với câu chuyện lịch sử đang được viết tiếp ở hiện tại và tương lai.

Đại lộ Lê Lợi xưa (ảnh tư liệu nguồn intetnet)

Theo nhiều tư liệu, đường Lê Lợi thuở sơ khai là một con kinh mang tên Gallimard dài 800m, do người Pháp đào vào khoảng năm 1861 – 1862. Con kinh giao thẳng gốc với kinh lớn Grand Canal (sau này mang tên đại lộ Charner và là phố Nguyễn Huệ bây giờ). Vì đây là khu vực đầm lầy nên việc đào kênh Gallimard ngoài mục đích thủy lộ còn tiêu thoát nước ra sông Sài Gòn và lấy đất đắp nền để phát triển thành phố về sau.

Sau khi kênh Gallimard được đào xong, con đường dọc bờ kinh mang tên đường số 13. Tuy nhiên, nó chỉ thông dòng chảy được ít năm trước khi bị lấp vào khoảng thập niên 1870 - 1880 để hình thành đại lộ Bonard. Thuở đầu, đại lộ Bonard kết thúc tại đường Mac Mahon (là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay). Vào đầu năm 1914, con đường này được làm tiếp để nối dài từ đường Mac Mahon tới khu Halles Centrales (hiện là chợ Bến Thành). Kể từ năm 1955 đến nay, đường này mang tên là đại lộ Lê Lợi, bắt đầu từ đường Đồng Khởi đến công trường Quách Thị Trang, ngay trước chợ Bến Thành.

Một góc phố Lê Lợi xưa (ảnh tư liệu nguồn intetnet)

Từ đầu thế kỷ 20, cùng với đại lộ Nguyễn Huệ, hai con đường này đã trở thành trục đường sầm uất nhất của Sài Gòn khi còn được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Từ Nhà hát thành phố, đến nhà hàng bánh ngọt Givral đối diện công trường Lam Sơn, qua khỏi đại lộ Nguyễn Huệ là café Mini Rex, quán Phạm Thị Trước và quán kem Mai Hương. Băng qua đường Pasteur người ta gặp nhà hàng Kim Hoa, nhà sách Phúc Thành và nhà sách Khai Trí…

Nằm giữa hai đường Công Lý và Nguyễn Trung Trực là thương xá Tam Đa (Crystal Palace); sau 1975 thương xá này trở thành Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế và bị cháy năm 2002. Từ góc đường Công Lý (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày nay) đến đường Pasteur, bên hông của bộ Công Chánh là các gian hàng bán sách cũ khác… Rồi cuối cùng là chợ Bến Thành tấp nập du khách đến tham quan và mua sắm…

Chợ sách Lê Lợi trước 1975 (ảnh tư liệu nguồn intetnet)

Các bậc cao niên kể lại, trước năm 1975, từng có một “chợ trời” chuyên bán sách báo cũ ở vỉa hè đường Lê Lợi, nằm đối diện dãy nhà sách Khai Trí khúc ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa (sau này là nhà sách Sài Gòn). Sau ngày giải phóng ền nam và thống nhất đất nước, hai bên hè phố đường Lê Lợi trở thành nơi đổ sách khổng lồ. Sách ùn ùn từ trong kho, nhà in hay được “lượm lặt” từ các gia đình đã rời khỏi ền nam… Cái chợ sách lộn xộn về cả hình thức và nội dung, từ vài gian hàng nhỏ đã bành trướng mạnh mẽ, lấn ra lề đường cản trở lưu thông người dân qua đây.

Không lâu sau đó, chính quyền địa phương lập lại trật tự, chỉnh trang đô thị khu vực này, cũng là lúc chợ sách báo trên đường Lê Lợi bị dẹp và dời sang đường Đặng Thị Nhu (quận nhất) gần đó.

Lục lọi ký ức của 40 năm trước, ông Ngô Quang - sống ở Sài Gòn gần 70 năm nay vẫn còn nhớ về những con đường sách xưa: "Khoảng thời gian năm 1978-1980 gì đó, ở mấy con đường nào cũng có bán sách hết trơn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa nè, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Đặng Thị Nhu nè. Cả mấy trăm mét, có nhiều kios sách cũ nhiều lắm. Mình mua 1-2 cuốn về mình nhâm nhi coi cũng thấy thú vị".

Đường Lê Lợi tiếp tục là trung tâm thương mại và văn hóa của người dân Sài Gòn trong suốt quá trình phát triển của thành phố. Bất lỳ du khách nào khi đến Sài Gòn, đều sẽ ghé thăm chợ Bến Thành và rảo bước trên đại lộ Lê Lợi để tham quan và mua sắm các mặt hàng lưu niệm, văn hóa và nghệ thuật và chụp hình trước trụ sở UBND TP. HCM và Nhà hát TP.

Đến năm 2014, trong quá trình thi công tuyến đường sắt đô thị số 1, chính quyền TP. HCM bắt đầu rào một đoạn đường Lê Lợi từ đường Pasteur đến đường Đồng Khởi để thi công ga Nhà hát Thành phố của tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Đến năm 2016, đoạn đường còn lại từ chợ Bến Thành cũng bị rào chắn một nửa để thi công đoạn đi ngầm của tuyến metro này. Năm 2020, sau khi ga ngầm Nhà hát Thành phố được thi công hoàn tất, đoạn đường Lê Lợi từ đường Đồng Khởi đến đường Nguyễn Huệ đã được trả lại mặt bằng. Riêng mặt bằng các đoạn còn lại đến năm 2022 mới lần lượt được tái lập. 

Đường Lê Lợi được tái lập sau khi tháo rào chắn. Ảnh: Vietnamnet

Trong suốt thời gian này, nhiều tiểu thương đường Lê Lợi sống chật vật vì bị rào chắn, lay lắt chờ ngày được trả lại mặt bằng.

Một tiểu thương tâm sự khi đường Lê Lợi thông thoáng trở lại sau gần 8 năm bị rào chắn: "Tại vì không khí ngợp lắm, lúc đó ngày nào cũng mang cái nỗi buồn là bởi vì bị chắn lại vậy, làm như là con đường Lê Lợi nó thành một con hẻm rồi. Lúc mấy anh công nhân công trường tháo rào chắn ra là mình theo dõi dỡ từng ếng tôn một rồi xe cẩu nó cẩu lên. Cảm giác khoan khoái lắm, cũng như là người mình giống như chim ở trong lồng được thả ra, vỗ cánh bay vậy đó".

Trong tương lai, khi tuyến đường sắt metro số 1 hoạt động, đường Lê Lợi trên mặt đất sẽ kết hợp với hệ thống thương mại ngầm phía dưới để tạo ra khu trung tâm sầm uất, hiện đại bậc nhất cả nước. Hiện TP đã giao cho các đơn vị tư vấn nghiên cứu đề xuất tái lập cảnh quan làm sao để vẫn giữ được hồn cốt của tuyến phố xưa, và phù hợp với tuyến Metro trong thời gian tới.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng: "Hơn 300 năm phát triển, khu trung tâm lịch sử của TP.HCM tạm gọi là khu vực tập trung khá nhiều công trình di sản nằm trong tứ giác Lê Lợi - Nguyễn Thị Minh Khai - Nhiêu Lộc Thị Nghè - Cách mạng Tháng Tám. Vị trí của đường Lê Lợi có giá trị khá đặc biệt. Và rất hy vọng khi tái lập lại hoạt động sầm uất trong tuyến đường này, vừa có ý nghĩa về di sản, vừa có ý nghĩa trong tương lai".

Trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển, đại lộ Lê Lợi ngày nay vẫn là con đường thênh thang mang dấu ấn trăm năm của thành phố. Những khát vọng đổi thay, bay cao về cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại và một trung tâm thương mại sầm uất luôn trào dâng giữa lòng phố và cuồn cuộn dưới những mạch ngầm metro. Con đường sẽ tiếp tục là nhân chứng lịch sử, ghi lại hành trình về một thành phố năng động, tươi trẻ và hiện đại trong tương lai.

SỐNG Ở SÀI GÒN: Hiến đất mở hẻm”- nét đẹp văn hoá của người dân Sài Thành

Từ bao đời nay, đất đai luôn là tài sản quý báu đối với mỗi người dân Việt Nam, bởi “tấc đất là tấc vàng”. Ấy vậy mà ở một siêu đô thị như Sài Gòn – TP.HCM, hơn 20 năm qua, hàng trăm nghìn hộ dân sẵn sàng hiến “đất vàng” với giá trị hàng tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp các tuyến hẻm, chỉnh trang đô thị theo chủ trương của thành phố. Không những tự nguyện hiến đất mở hẻm mà người dân còn tự bỏ kinh phí trùng tu những công trình nhà bị ảnh hưởng do mở hẻm; đóng góp kinh phí để thực hiện công tác mở đường, mở hẻm... góp phần xây dựng diện mạo Sài Gòn - TP.HCM văn nh sạch đẹp.

Người dân hẻm 142D Cô Giang, phường 2, quận Phú Nhuận tất bật sửa sang nhà để hiến đất mở hẻm

Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, nhiều con hẻm trên địa bàn quận Phú Nhuận, TPHCM trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, khi hàng trăm hộ dân tất bật đập tường, tháo dỡ hàng rào, tu sửa nhà ở... để bàn giao mặt bằng phục vụ cho công tác mở rộng, nâng cấp hẻm.

Theo UBND quận Phú Nhuận, hiện có gần 200 hộ dân hiến đất, trị giá 84 tỷ đồng mở rộng gấp đôi 4 tuyến hẻm trên địa bàn. Ngược dòng thời gian, trở về trước những năm 2000, Sài Gòn - TPHCM có hàng nghìn hẻm nhỏ chậc hẹp, ngoằn ngoèo, không đạt yêu cầu về mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy....  

Trước thực tế đó, Thành phố triển khai chủ trương “hiến đất mở rộng hẻm”. Trải qua hơn 2 thập kỷ, hơn 160 ngàn hộ dân ở TPHCM đã hiến hàng triệu m2 đất, tương đương hơn 10 ngàn tỷ đồng để mở rộng hàng nghìn tuyến hẻm. Những con hẻm nhỏ hẹp được “thay da đổi thịt”, khoác lên mình chiếc áo mới, khang trang và tươm tất hơn.

Hành động “hiến đất mở rộng hẻm” của người dân thành phố không chỉ giúp cải thiện đời sống, sinh kế của chính cư dân phố thị: giúp cho  giao thông thuận tiện hơn, người dân thoát khỏi tình trạng ngập úng, thuận lợi trong công tác phòng cháy, chữa cháy hay các dịch vụ ngầm hóa điện lưới, cáp viễn thông… mà còn nâng cao giá trị nhà đất. Song, hơn hết hành động tự nguyện hiến đất mở hẻm của người dân Sài Thành còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc.

Hiến đất ở đây không đơn thuần là cho đi một phần đất trống, không sử dụng mà là các hộ dân hiến đất phải dỡ bỏ một phần nhà ở, cổng rào...  để nhường đất mở rộng hẻm. Ở một đô thị lớn sầm uất như Sài Gòn – TPHCM là “tấc đất là tấc vàng” thậm chí nhiều khu vực đất đắt đỏ như “kim cương”. Ấy vậy mà người dân thành phố vẫn sẵn sàng “cho đi”, sẵn sàng chia sẻ, hy sinh lợi ích riêng vì lợi ích chung của cộng đồng, của thành phố. Đây là một nét đẹp trong văn hoá, một nét tính cách đặc trưng: hào sảng và nghĩa tình của người Sài Gòn!

Hẻm 694 Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận, Sau khi hoàn thành việc mở rộng hẻm lên 4,5 m, chính quyền đang đào đường, đặt hệ thống cống chống ngập úng cho người dân

Trải qua 24 năm thăng trầm, người Sài Gòn vẫn vậy, vẫn luôn tâm niệm “cho đi là còn mãi” và nó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của Người Sài Gòn – TPHCM. Song, để duy trì và tiếp nối truyền thống “hiến đất mở hẻm”, đòi hỏi chính quyền các địa phương phải tiếp tục tạo được niềm tin lớn trong nhân dân “tất cả vì lợi ích chung, vì lợi cộng đồng, không tư lợi”.

Thiết nghĩ, đã đến lúc thành phố cũng cần có thêm những chính sách hỗ trợ người dân vay vốn với lãi suất thấp để xây dựng hoặc sửa nhà... để người dân tiếp tục tin tưởng và an tâm hiến từng mét vuông đất; cũng cần có cơ chế hỗ trợ người dân ít được hưởng lợi khi hiến đất để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Có như thế, truyền thống “hiến đất mở hẻm” của người dân thành phố mới tiếp tục duy trì và lan tỏa đến nhiều địa phương trong cả nước.   

TIN YÊU

# Sở GTVT TP.HCM vừa đề xuất chi hơn 1.800 tỷ đồng nạo vét 3 tuyến đường thủy. Cụ thể là rạch Ông Nhiêu, sông Chợ Đệm - Bến Lức, tuyến nối sông Sài Gòn - sông Đồng Nai qua ngả Rạch Chiếc. Hiện nay TP.HCM có hơn 900km đường thủy có tiềm năng phát triển rất lớn.

Tuy nhiên vận tải, du lịch thủy chưa thực sự xứng tầm do nhiều nguyên nhân. Sở GTVT TP.HCM đang nghiên cứu để tham mưu UBND TP.HCM tìm nguồn lực đầu tư cho giao thông thủy như xây dựng cơ chế cho thuê đất hành lang bờ sông, kênh rạch; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, khai thác hạ tầng đường thủy. 

Rạch Ông Nhiêu (TP Thủ Đức) dự kiến được chi 652 tỉ đồng nạo vét. Ảnh: Lao động

# Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 9/6 với nhiều hoạt động hấp dẫn như đại nhạc kịch ngoài trời bên sông Sài Gòn, tái hiện không gian chợ nổi ền Tây trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, bắn pháo hoa nghệ thuật, giải bơi vượt sông mở rộng, giải vô địch ván chèo đứng, trình diễn mô tô nước tại Bến Bạch Đằng (Quận nhất) và sản phẩm du lịch đường thủy theo chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại”.

Lễ hội năm nay đặt kỳ vọng thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần tăng trưởng ngành du lịch của TP, tạo cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, dịch vụ và thương mại, tăng cường thu nhập cho cộng đồng địa phương. 

# Ban quản lý Đường sách TP Thủ Đức vừa thông tin: tính từ ngày đường sách đi vào hoạt động (22-12-2023 đến 30-4-2024), doanh thu của các đơn vị nơi đây đã đạt được hơn 4,5 tỉ đồng. Theo thống kê, hơn 4 tháng qua, có hơn 61 ngàn cuốn sách được bán ra.

Doanh thu sách thiếu nhi đạt gần 900 triệu, chiếm 20% tổng doanh thu. Số cuốn sách thiếu nhi bán ra chiếm 51%. Lượng khách đến với Đường sách TP Thủ Đức đa phần là thiếu nhi (đi cùng gia đình), học sinh, sinh viên… Trong 131 ngày hoạt động đã có 121 sự kiện diễn ra. Bao gồm sự kiện giao lưu, giới thiệu sách; hội thi văn hóa văn nghệ; du hành vui cùng sách, tiết học trải nghiệm; chương trình truyền cảm hứng…