Phát triển Công nghiệp ĐBSCL (Bài 1): Khi quy mô chưa tương xứng giá trị tăng trưởng

Không phát triển về công nghiệp là một điểm yếu chí tử cho sự phát triển của ĐBSCL, đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế khi nhắc đến tăng trưởng công nghiệp của vùng đất giàu tiềm năng này

Trong vòng 10 năm qua (từ 2010 – 2020):
-    Số lượng khu công nghiệp quy hoạch: từ 74 KCN lên 104 KCN
-    Số lượng khu công nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng: Từ 43 lên 46 KCN
-    Diện tích KCN quy hoạch: Từ 23.901 ha lên 26.129 ha…

Đây là những con số “biết nói” về tăng trưởng công nghiệp tại ĐBSCL trong vòng 10 năm qua. Đó là con số đáng báo động về sự “ì ạch” của công nghiệp tại vùng đất chín rồng này. 

Trong kết quả báo cáo kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 đã cho thấy, cơ cấu kinh tế của ĐBSCL trong 10 năm qua có sự thay đổi rất nhanh. Đây là một điểm sáng của đồng bằng. Tuy nhiên, trên thực tế thì sự thay đổi chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp giảm xuống và dịch vụ tăng lên.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - thành viên nhóm chuyên gia kinh tế của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam cho rằng, dù dịch vụ phát triển, nhưng nếu dịch vụ cho các hoạt động sản suất kinh doanh nhỏ lẻ thì không thể là dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao. Vì thế, vẫn cần có sự phát triển công nghiệp để bổ trợ.

Đó là những ngành công nghiệp gắn với nông nghiệp, gắn với những thế mạnh của đồng bằng. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng cho biết, tăng trưởng năng suất lao động của khu vực nông nghiệp là 5%/năm, trong khi tăng trưởng năng suất lao động của công nghiệp chỉ 3,5%/năm. Đây là một nghịch lý của sự phát triển: 

---

Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe Kênh Podcast chuyên biệt đầu tiên về đời sống của người dân vùng đất phương Nam: "Chuyện Mekong" trên nền tảng thiết bị di động; bằng cách truy cập vào các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); sau đó gõ từ khóa: Chuyện Mekong.