Phát huy sức mạnh tổng hợp để ĐBSCL phát triển bền vững

Theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, đến năm năm 2030, mức tăng trưởng bình quân của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải đạt khoảng 6,5 - 7% /năm

Ông Lý Phú Sang, ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú có diện tích bị thu hồi là 9.300m2 đất trồng lúa, phục vụ cho dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Theo quyết định áp giá đền bù hỗ trợ cao nhất là 7.800 nghìn đồng/m2 và thấp nhất là 56.900 đồng/m2 của UBND Sóc Trăng, số tiền ông được thường bồi trên 1 tỷ đồng. Theo ông, với số tiền này ông có thể ổn định cuộc sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ và hình thành sinh kế mới. Điều giúp ông vui mừng hơn cả là bà con ền Tây sắp có thêm một công trình “tầm cỡ” để mua bán giao thương, phát triển kinh tế địa phương.

Ông Lý Phú Sang cho biết: Tôi nhìn bảng áp giá đất của tôi thì tôi rất là đồng tình với giá nhà nước bồi thường với bảng áp giá này thì tôi có thể mua gấp đôi đất để phục vụ sản xuất. Sau khi tôi nhận tiền đền bù thì tôi sẽ mua đất để sản xuất tiếp tục và tôi cũng mong rằng dự án sớm triển khai và hoàn thành để giao thông hàng hoá thông thương và kinh tế phát triển hơn.

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên của ĐBSCL dài 188 km, tổng mức đầu tư 44.000 tỷ đồng vừa được khởi công ngày 17/6 với chức năng kết nối khu vực với hệ thống đường cao tốc quốc gia, kết nối các trung tâm kinh tế, kết nối cửa khẩu quốc tế và cảng biển.

Đây là dự án tiếp tục nh chứng cho sự quan tâm của Chính phủ, giúp ĐBSCL khơi thông điểm nghẽn về giao thông, thuận lợi liên kết vùng để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng. Sóc Trăng là đơn vị được giao nhiệm vụ “đầu tàu” trong việc thực hiện các chính sách, quy hoạch không gian, linh hoạt kết nối để Vùng phát triển sau khi các dự án hoàn thành.

Người dân nhận bồi thường dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và hy vọng dự án này sẽ mở ra cơ hội giao thương phát triển kinh tế

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn khẳng định: Tỉnh đang quyết liệt làm hoàn thành dự án này để tạo điều kiện thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển các khu cụm công nghiệp, phát triển các khu đô thị, dịch vụ, phát triển các khu hành lang kinh tế trên tuyến cao tốc đi qua. Những điểm đấu nối, điểm giao… mà được bà con ủng hộ nữa thì chúng ta rất có điều kiện để làm các khu cụm công nghiệp, đô thị thương mại dịch vụ.

Ngoài sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua “bài toán” về hạ tầng giao thông thì dựa vào lợi thế riêng, Đảng bộ và Chính quyền các địa phương ở ĐBSCL cũng đang đồng tâm hiệp lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị ban hành về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đơn cử như tỉnh Kiên Giang với lợi thế về biển cả đang triển khai chiến lược xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm kinh tế biển của quốc gia.

Trong những năm qua, nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển Kiên Giang luôn ở ngưỡng 158.000 tỷ đồng, chiếm 69% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Địa phương có 823 dự án đầu tư với tổng vốn khoảng 540.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư cho đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch và dịch vụ biển hơn 40.000 tỷ đồng.

Ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang cho biết: Tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành Trung Ương để bổ sung hoàn thành các cơ chế chính sách về kinh tế biển, nhất là cơ chế chính sách về nguồn lực ưu tiên phát triển Phú Quốc gắn với các đô thị ven biển, đô thị đảo để trở thành một cực phát triển kinh tế biển quan trọng trong không gian biển quốc gia. Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: Du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo, nuôi trồng và khai thác xa bờ, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Triển khai các dự án loại hình dịch vụ trên biển tạo điều kiện cho ngư dân bám biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của tổ quốc.

Tại Đồng Tháp, địa phương này cũng xác định nông nghiệp là một trong những trụ cột phát triển kinh tế bền vững, những năm qua, tỉnh đã xúc tiến nhiều dự án liên kết để phát triển ngành hàng nông sản chủ lực như: Sen, xoài, quýt hồng… địa phương cũng đang ấp ủ Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn mới” với quyết tâm phát triển ngành nông nghiệp xanh và bền vững.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp  mạnh: Đồng Tháp quan niệm phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái với chiến lượt phát triển nông nghiệp theo hướng thuận thiên. Chúng tôi cũng đang thực hiện, từng bước hoàn thiện các nội dung như về chuỗi giá trị, phương thức sản xuất, về đào tạo người nông dân chuyên nghiệp… tổng hợp lại để chúng tôi có ban hành đề án mới cho giai đoạn tiếp theo.

Trong cuộc “tăng tốc”, nhiều địa phương khác cũng hoạch định cho mình những chiến lược rõ ràng. Hậu Giang với khát vọng phát triển hệ thống logistics ở 2 trục: nông sản - sản xuất nông sản - chế biến rau quả và logistics sản xuất thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng - kho vận - cảng biển. Thành phố Cần Thơ thì chinh phục mục tiêu trở thành trung tâm của Vùng về dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá xã hội…

Quy hoạch vùng ÐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là phát triển vùng ÐBSCL theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên 3 trụ cột “kinh tế - xã hội - môi trường”. Các chuyên gia cho rằng, các địa phương trong vùng cần kết nối dựa trên các trụ cột đã được xác định này để chia sẻ lợi ích, giảm sự cạnh tranh giữa các địa phương, bởi thực tế hiện nay, câu chuyện về liên kết vùng vẫn còn đó những hạn chế, có lúc, có nơi vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Khi và chỉ khi “điểm nghẽn” liên kết vùng được khơi thông, ĐBSCL sẽ có thêm động lực để đột phá phát triển.

Nông nghiệp xanh cũng là một định hướng mà nhiều địa phương ở ĐBSCL tập trung phát triển để tăng sức cạnh tranh

“Long mạch” cho sự phát triển của ĐBSCL được nhắc đến nhiều lần đó là: Liên kết vùng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vùng, hạn chế sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng ĐBSCL với các vùng, ền khác trong cả nước. Nhiều năm qua, các Bộ - Ban – Ngành – Địa phương đã nỗ lực để “sợi dây” này được hình thành và củng cố nhưng vẫn chưa hoàn thiện.

“Tăng cường liên kết vùng vì một ĐBSCL thịnh vượng” 

Hiện nay tại ĐBSCL có nhóm ABCD Mekong bao gồm 4 tỉnh: An Giang – Bến Tre – Cần Thơ – Đồng Tháp đã và đang thực hiện khá tốt vai trò người tạo lập diễn đàn để chia sẻ, đổi mới và phát triển. Năm 2020, Chính phủ đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2025. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, đôn đốc, kiểm tra địa phương thực hiện quy hoạch vùng.

Tuy nhiên, kết quả của quá trình liên kết vùng ở ĐBSCL vẫn chưa đủ mạnh. Đơn cử như là các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của nhiều địa phương cấp tỉnh còn mờ nhạt nội dung liên kết nội vùng. Phần lớn chỉ dừng lại ở ý tưởng, chưa xác định rõ về nội dung, trách nhiệm, thời điểm thực thi. Trong lúc “chờ đợi” chiến lược liên kết cụ thể thì nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng dần dần dịch chuyển sang các đô thị lớn. Thiếu nhân lực thì “trăm sự” khó thành công.

Để việc thực hiện liên kết vùng ĐBSCL một cách thực chất, đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, theo nhiều chuyên gia thì “cốt lõi” là phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nhóm giải pháp về nhận thức luôn dẫn đầu  để thống nhất nhận thức và hành động của “bốn nhà”: Nhà nước - nhà khoa học - ngân hàng - nhà doanh nghiệp. Nhà nước sẽ kiến tạo môi trường cho phát triển liên kết. Nhà khoa học cung cấp cơ sở lý luận về lĩnh vực ngành nghề để định hướng cho hoạt động liên kết. Ngân hàng cho vay vốn, nhất là các dự án quy mô lớn. Nhà doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để phát triển lực lượng sản xuất. Giải pháp này đòi hỏi phải giữ ổn định chính trị, kinh tế, xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vì đây là lực lượng quyết định đến tiến độ, chất lượng tiếp thu công nghệ mới mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem đến. Xét đến cùng, con người vẫn là nhân tố quyết định của mọi sự thành công.

Nhà nước cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hành lang pháp lý từ TW đến địa phương về liên kết vùng. Có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các dự án “tiềm năng”.

Mặc dù có “đồng tâm hiệp lực” nhưng các địa phương ở ĐBSCL vẫn “than thở”, điểm khó khăn trong liên kết vùng là do hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Đã có 86.000 tỷ đồng mà Quốc hội phân bổ cho ĐBSCL để đến năm 2026, Vùng có 500km đường cao tốc phục vụ phát triển kinh tế. Tới lúc đó, đường về ền Tây thênh thang rộng mở thì chiến lực lược liên kết vùng cũng phải được quyết liệt thực thi. Nếu không, ĐBSCL sẽ bỏ mất cơ hội để tăng tốc, theo kịp tốc độ phát triển của đất nước.