Những người trẻ bỏ phố về làng

Những năm gần đây, có một cộng đồng các bạn trẻ, rất trẻ, chủ động chọn lựa một lối sống khác, đi ngược dòng chảy nhập cư đô thị chủ đạo lâu nay.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Bạn Bùi Bảo trang

Trong những năm gần đây, có một cộng đồng các bạn trẻ, rất trẻ, chủ động chọn lựa một lối sống khác, đi ngược dòng chảy nhập cư đô thị chủ đạo lâu nay. Họ quả quyết và tự tin "rời phố về làng", bày tỏ một quan niệm nhân sinh mới đáng chú ý và tôn trọng.

Bạn Bùi Bảo Trang tốt nghiệp Đại học Ngoại thương nhưng đã rời Hà Nội 3 năm nay. Hiện đang làm việc thủ công như: nhuộm chàm, bán đồ tự may vá và sống tự cung, tự cấp cùng người Mông ở bản Cát Cát, TP SaPa, tỉnh Lào Cai.

Hay như chị Mai Thị Thúy Hằng, người sáng lập XanhShop-cửa hàng bán thực phẩm không hóa chất. Chị đã tạo ấn tượng đặc biệt và truyền cảm hứng cho rất nhiều người với lựa chọn "từ phố về quê" thực hành lối sống xanh và làm nông nghiệp bền vững.

PV: Lựa chọn từ phố về quê đưa tới rất nhiều khó khăn như Bảo Trang vừa kể. Chị có bí quyết nào để đối mặt, giải quyết vấn đề này?

Chị Mai Thị Thúy Hằng: Cho cả hai chiều dịch chuyển đều có khó khăn. Mình phải đến nơi mình chưa quen, lối sống cũng phải dịch chuyển theo. Những kiến thức kinh nghiệm mình có cũng không phù hợp với nơi mới nên từ quê ra phố hay từ phố về quê bạn phải học và thích nghi lại từ đầu.

Có những bạn trẻ tới nhà mình chơi có những bạn ngoài 20 chưa nấu được nồi cơm. Sống ở quê cần nhiều kỹ năng căn bản, lao động chân tay, hòa nhịp với người quê. Nếu khó vì thiếu kỹ năng thì học kỹ năng. Nếu khó vì không thể thay đổi lối sống hoặc mình quay lại phố, hoặc thay đổi lối sống của mình. Thử thách lớn nhất mình học được khi về quê đó là làm sao giảm lệ thuộc vào đồng tiền và sống hòa hợp với người hàng xóm.

PV: Vâng một lời khuyên hữu ích để đối mặt với khó khăn. Theo chị Mai Hằng yếu tố nào quyết định việc người trẻ đi được xa với lựa chọn từ phố về quê?

Chị Mai Thị Thúy Hằng: Cần xác định động cơ tại sao mình muốn về. Nếu về chỉ vì mình muốn những thứ có lợi hơn như không khí trong lành hơn, thực phẩm rẻ hơn, ít gánh nặng tài chính. Chuyện gì cũng có hai mặt.

Phải xác định nếu mình chọn những điều mình thích phải chấp nhận những điều mình không thích đi kèm. Với những bạn đã về rồi mỗi năm mình gặp lại thấy các bạn trưởng thành hơn rất nhiều.

Có những bạn giúp được các bạn mới về. Đó là nơi nhiều bạn tình nguyện tìm về xem mình có hợp với cuộc sống ở quê hay không. Người hiện nay sống hòa nhịp tốt nhất là cặp vợ chồng ở Đaknong, sống thực sự có ích cho cộng đồng như: dạy tiếng anh, máy tính, văn nghệ cho các chị phụ nữ.

Nếu mình đến nơi mới bắt đầu với câu hỏi: "Tôi sẽ làm gì hữu ích cho cộng đồng này dễ sống hơn với câu hỏi Tôi được gì từ cộng đồng này".

PV: Cảm ơn chị!

Những người "từ phố về quê" có thể có nhiều mục đích: làm nông như một cách để giải tỏa tâm lý, làm nông như một thú vui, làm nông như một cách kiếm sống, làm nông như một lối sống, tự cấp tự túc tối đa, không chỉ làm nông như một lối sống mà còn có hàng hóa đưa ra thị trường...

Và các bạn hoàn toàn có thể bắt đầu một lối sống mới bằng nhiều cách khác nhau.