Ngõ Gạch - Gạch nối những phố Hàng

Ngõ Gạch, con ngõ với cái tên là lạ, những tưởng vào đây nhìn thấy toàn... gạch. Trên thực tế, cũng gần như vậy, bởi trước đây, ngõ này là lòng sông Tô Lịch, hai bên bờ kinh doanh vật liệu xây dựng, phần lớn là gạch nung từ các lò ở bãi sông Hồng đưa vào, nên thành tên Ngõ Gạch.

Ngõ Gạch vốn là một trong những con phố cổ nhất ở Hà Nội với chiều dài gần 130m từ phố Hàng Giày đến phố Hàng Đường. Trước đây còn gồm cả phố Nguyễn Siêu, sau mới tách ra thành 2 như hiện nay
Đầu Ngõ Gạch là phố Hàng Đường, nổi tiếng với mấy hàng chuyên bán mứt, ô mai, những ngày gần tết người Hà Nội và lân cận hay về đây mua để ăn tết, gần như thành một thói quen
Món mứt, ô mai truyền thống nổi tiếng phố cổ, rất được người Hà Nội ưa chuộng
Nói Ngõ Gạch giống như một nét gạch nối giữa các phố Hàng, bởi lẽ một đầu nối với phần trung tâm phố cổ, nơi có các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường,... dẫn thẳng ra chợ Đồng Xuân, còn một đầu chạy thẳng ra các con phố ven sông
Ngõ Gạch, thực chất phải gọi là phố Ngõ Gạch, bởi lẽ nó là một trong những con phố cổ nhất ở Hà Nội và cũng đông đúc, sầm uất chẳng kém những con phố Hàng khác xung quanh
Con ngõ này tập trung khá nhiều hộ kinh doanh đồ mây tre đan, khiến cái tên Ngõ Gạch bây giờ nghe khá lạ lẫm
Con phố luôn tấp nập và thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc bởi lượng xe qua lại khá lớn
Thế nhưng, vẫn có những góc phố mang đậm chất Hà Nội và sâu lắng, không thể lẫn với nơi nào khác
Cảnh ùn tắc thường xuyên xảy ra ở đây
Bởi giữa phố, dù lòng đường khá chật chội nhưng vẫn có một bãi trông xe chiếm khoảng 1/2 lòng đường
---
Du khách nước ngoài có thể thoải mái đi bộ ngắm cảnh ở con ngõ này dù lượng xe cộ khá lớn, nhưng cũng không thể đi nhanh bởi luôn đông đúc, chật chội
Hình ảnh giống như ở một làng quê nào đó
---
----
Phía cuối Ngõ Gạch nối với phố Nguyễn Siêu, cắt ngang Hàng Giấy, thông thẳng ra phía chợ Đồng Xuân, nên tập trung rất đông các cửa hàng kinh doanh, tạo nên sự đối lập khá lớn với đầu ngõ phía Hàng Đường
Một cửa hàng bán tạp hóa với hình ảnh cũ kỹ giống như những năm 70-80 thế kỷ trước - thời "bao cấp"
---
---
---
---
---
Ngõ Gạch cũng giống như nhiều con phố ở trung tâm phố cổ, "sở hữu" khá nhiều hàng ẩm thực nổi tiếng, như thương hiệu Bún đậu gốc đa ở giữa ngõ, luôn rất đông thực khách tới thưởng thức
Bún đậu mẹt ở đây khá rẻ, chỉ từ 25 ngàn tới 35 ngàn một mẹt với đủ bún, đậu, thịt luộc, chả cốm, dồi...
Gần tết Nguyên Đán, những hàng bán túi đựng quà, đồ mây tre đan trong ngõ trở nên tấp nập và tập trung rất nhiều hàng hóa phục vụ khách
Giữa ngõ Gạch có đình Thanh Hà. Trong đình này có một tấm bia ghi lại thần tích soạn năm Thuận Thiên thứ ba (1430). Theo thần tích này thì thành hoàng thôn Thanh Hà là một anh hùng đời Trần, có công chống quân Nguyên. Đó là ông Trần Lựu, được cử giữ đất Vũ Ninh, từng đánh thắng giặc Nguyên, sau lại được cử đi kinh lý các trấn, quét sạch giặc cỏ. Khi về đến thôn Thanh Hà thì ông mất, dân lập đền thờ.
Mấy năm gần đây, đình đang được hạ giải để trùng tu
Lịch sử tên Ngõ Gạch khá đặc biệt, khi gần như từ khi hình thành, nó đã mang tên là Ngõ Gạch, và sau bao thăng trầm vẫn giữ nguyên tên như thế. Có thể kể đến như thời Pháp thuộc trước năm 1890 có tên là phố Hàng Gạch (rue des Briques), năm 1920 đổi thành phố Rue Julie Blanchart. Năm 1945 đổi thành phố Ngõ Gạch. Và những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này... Nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm.