Ngành thuế đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa rủi ro về hóa đơn

Thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử trái pháp luật để có những hành vi gian lận về thuế.

Hành vi này không chỉ gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước, mà còn khiến các Doanh nghiệp sử dụng những hóa đơn bất hợp pháp này bị loại trừ khi kê khai tính chi phí đầu vào.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Thùy Linh, Phó Trưởng ban Quản lý rủi ro, Tổng cục Thuế về vấn đề này.

Doanh nghiệp nên tận dụng hệ thống tra cứu hóa đơn để giảm thiểu các rủi ro

PV: Trước tiên, xin cảm ơn bà đã tham gia chương trình! Hiện nay, các quy định về hóa đơn chứng từ đang được cụ thể hóa trong các văn bản chính sách pháp luật nào?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Các quy định về hoá đơn chứng từ hiện nay đang được điều chỉnh bởi Luật Quản lý thuế số 38 được ban hành năm 2019 và các văn bản pháp quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật QLT.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 123 năm 2020 và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện về hoá đơn chứng từ; Liên quan đến các quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, Chính phủ ban hành và Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Hiện nay, nhằm tiếp tục nh bạch, tạo thuận lợi cho NNT cũng như tăng cường công tác quản lý thuế, chống gian lận trong sử dụng hoá đơn, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính đang tham mưu, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa Nghị định số 123 về hoá đơn, chứng từ theo hướng nh bạch và tạo thuận lợi cho người nộp thuế đồng thời tăng cường công tác quản lý, giám sát việc sử dụng HĐ CT của NNT thông qua việc sửa đổi các nội dung liên quan: ngay từ khâu đăng ký thuế, đăng ký sử dụng hóa đơn và trong quá trình sử dụng hoá đơn điện tử; bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hoá đơn và cấp hoá đơn từng lần phát sinh; và một số nội dung sửa đổi, bổ sung khác liên quan.

PV: Như vậy, cơ quan chức năng thì đang tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 123 về hóa đơn chứng từ theo hướng nh bạch và tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế. Bà có thể cho biết cụ thể hơn về việc doanh nghiệp dù vô tình hay cố ý sử dụng các hóa đơn chứng từ gian lận sẽ đem lại hệ lụy gì?

Bà Ngô Thị Thùy Linh: Trước hết việc sử dụng hoá đơn gian lận thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn; nếu vi phạm nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự.

Cụ thể, quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Việc vô tình hay cố ý sử dụng các hóa đơn gian lận khiến NNT có thể bị xử phạt hành chính, với tình tiết tăng nặng thì có thể bị đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời gian, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp thuế, buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính,..

Việc loại trừ các hoá đơn gian lận, hoá đơn khống này sẽ khiến DN bị bóc tách ra khỏi chi phí, tăng số thuế TNDN phải nộp, giảm số thuế GTGT được khấu trừ, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Ngoài những hệ lụy trên, NNT khi bị cơ quan thuế đưa ra các thông báo về việc sử dụng hóa đơn gian lận sẽ bị đối tác đánh giá là không đáng tin cậy, giảm uy tín đối với đối tác, khách hàng

Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng thì DN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều 200 hoặc "tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn chứng từ” theo Điều 203 quy định tại Bộ luật hình sự ban hành năm 2015 và được sửa đổi năm 2017.

Hiện nay CQT đã xây dựng hệ thống CSDL HĐĐT và các ứng dụng công cụ hỗ trợ cho việc kiểm soát, quản lý hoá đơn, làm cơ sở để phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng chứng từ không hợp pháp chiếm đoạt tiền ngân sách, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

PV: Xin cảm ơn bà!