Miền Tây: Bến xe vẫn cửa đóng then cài

Dù quy định tạm thời về thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ đã có hiệu lực nhưng đến nay hầu hết các nhà xe ở khu vực miền Tây vẫn “cửa đóng then cài” trong khi doanh nghiệp “sốt ruột” vì xe nằm quá lâu và không có thu nhập.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ đìu hiu và các phương tiện đã nằm yên từ nhiều tháng nay.

'Bốn tháng rồi, từ ngày 27/5 tới giờ đó, xe lớn nhỏ cả chục chiếc đều đậu hết. Nhà xe nào cũng vậy, rất là khó khăn… đâu phải nhà xe nào cũng có tiền mặt mua xe đâu, toàn vay ngân hàng hoặc mua trả góp. Bây giờ chịu chết, nợ nần người ta đòi nên ai cũng muốn được chạy hết. Ngày 13/10 cho chạy lại nhưng mà cô hỏi thì người ta nói đó là ở các tỉnh ền ngoài kiểm soát dịch được nên cho chạy, còn trong đây thì chưa. Người ta nói vậy bây giờ cô biết làm sao đây', - Quy định đã gỡ nhưng địa phương chưa áp dụng cộng với tiền lãi ngân hàng các kiểu... đang tạo một khối áp lực khủng khiếp đối với bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Hợp tác xã vận tải Lộc Phát – Cần Thơ cũng như tất cả các nhà xe khác ở khu vực ền Tây.

Bà Hồng cho biết chưa nhận được gói hỗ trợ nào dành cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Mong mỏi lớn nhất lúc này của Bà là địa phương mau chóng dứt khoát mở cửa, nối mạch giao thông liên tỉnh để các doanh nghiệp vận tải nhanh chóng khởi động để phục hồi kinh tế. 

Trường hợp được hoạt động giới hạn thì một số nhà xe vẫn đồng ý ễn sao các yêu cầu phòng chống dịch được nới lỏng nhằm tạo điều kiện cho nhà xe lẫn hành khách lưu hành.

Anh Trần Thế Dũng – Chủ 2 đầu xe khách tuyến cố định Cần Thơ – Sóc Trăng cho biết: 'Bây giờ hoạt động 50/50 cũng mừng, lúc đầu thì mình cứ như vậy đi, từ từ ổn định thì mình hoạt động lại bình thường. Mình mong muốn được hỗ trợ đăng kiểm vì trễ đăng kiểm rồi. Với lại đưa ra những yêu cầu dễ dàng hơn tạo điều kiện cho hành khách đi lại thông thoáng như: Đừng test hoặc cần giấy chích ngừa 1 – 2 mũi gì hết'

Theo quyết định của Bộ GTVT, từ ngày 13/10/2021 đến hết ngày 20/10/2021, doanh nghiệp vận tải được thí điểm hoạt động phải thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng). Đồng thời có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).

Tuy nhiên, đến nay bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ – bến xe lớn nhất ền Tây vẫn cửa đóng then cài không một nhà xe nào được hoạt động. 

Chỉ duy nhất doanh nghiệp Phương Trang hoạt động tại bến xe Cần Thơ, nhưng chỉ vận chuyển hàng, không nhận chở khách.

Ông Lê Tiến Dũng – Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, muốn nối lại các tuyến thì phải có sự thống nhất tiếp nhận hành khách giữa các tỉnh. Việc này do UBND các địa phương thống nhất quyết định. Còn hiện tại, Cần Thơ chỉ mới cho phép xe taxi được hoạt động không quá 20% trên tổng số xe của mỗi đơn vị, không chở quá 50% ghế ngồi và chỉ chở người đi khám bệnh trong nội ô thành phố.

Ông Lê Tiến Dũng khẳng định vẫn phải chờ hướng dẫn của Bộ GTVT trong nay mai: 'Chờ văn bản hướng dẫn tạm thời của Bộ GTVT. Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định Bộ GTVT sẽ hướng dẫn việc đi lại thì chờ văn bản thướng dẫn của Bộ xong, Sở GTVT Cần Thơ sẽ tham mưu cho UBND TP'.

Ghi nhận tại khu vực ĐBSCL, các địa phương trong khu vực đều chưa triển khai thực hiện quyết định của Bộ giao thông vận tải về việc vận tải hành khách liên tỉnh. Vào thời điểm này người dân muốn đi ra khỏi tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính và có sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.

Người từ tỉnh khác vào (trừ trường hợp học tập và làm việc lâu dài) tất cả phải cách ly 14 ngày theo quy định. Điều quan trọng hơn là các tỉnh phải chờ có sự thống nhất giữa các địa phương đi qua để có phương án đối lưu về tần suất. Nếu một địa phương đã sẵn sàng hoạt động nhưng địa phương điểm đến không tiếp nhận hành khách thì cũng không thể hoạt động được.

Ông Nguyễn Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang cho biết thêm: 'Nói chung có một số nguyên nhân. Thứ nhất trong tỉnh còn có thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành dịch bệnh còn phức tạp. Thứ hai độ phủ vắc xin ở tỉnh còn thấp lắm; thứ ba là đối tượng người đi còn hạn chế lắm, phải có tiêm 1-2 mũi vắc xin thì mới di chuyển. Mà muốn di chuyển thì phải xin UBND tỉnh chấp thuận mới được đi. Nếu mà mình chuẩn bị chưa tốt thì sẽ phát sinh dịch bệnh. Sau ngày 20-10 khi mình chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất thì mới tiến hành thực hiện.

Do chịu tác động của dịch COVID-19, doanh nghiệp vận tải, xe kinh doanh tự do đang gặp rất nhiều khó khăn, không có nguồn thu nhưng vẫn phải trả nhiều chi phí.

Hiện nay, doanh nghiệp vận tải đang cận kề phá sản, đối mặt với các khoản nợ gia tăng và chỉ mong sớm có được giải pháp hoạt động trong điều kiện bình thường mới.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT chủ trì xem xét, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vận tải hành khách gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần thực hiện khẩn trương, nhanh chóng, nếu không phương án bán xe, trả nợ sẽ là sự lựa chọn “cực chẳng đã” của các doanh nghiệp vận tải.