Ly hương nơi hạ nguồn Mekong (Kỳ 1): Ngược gió mưu sinh

ĐBSCL với gần 18 triệu dân, phát triển kinh tế nhờ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều vùng nông thôn nơi đây đang đứng trước nguy cơ thiếu lao động, đặc biệt là lao động ở lĩnh vực nông nghiệp.

Thay vì phát triển kinh tế, lập nghiệp tại địa phương thì rất nhiều hộ dân phải bỏ quê, di cư đến những vùng đất khác để tìm kiếm việc làm và sinh sống. Việc di cư lao động khó kiểm soát này đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của vùng châu thổ Cửu Long.

Đâu là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải ly hương khỏi vùng đất vốn được xem là trù phú này?

Đâu sẽ là giải pháp căn cơ, bền vững cho bài toán nguồn lao động của đồng bằng, để các thế hệ nối tiếp nhau an tâm bám đất, bám vùng, lập nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương?

---

Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe Kênh Podcast chuyên biệt đầu tiên về đời sống của người dân vùng đất phương Nam: "Chuyện Mekong" trên nền tảng thiết bị di động; bằng cách truy cập vào các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); sau đó gõ từ khóa: Chuyện Mekong.