Luật hoá hành vi thao túng chứng khoán thế nào để minh bạch thị trường?

Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi một số điều của của Luật Chứng khoán 2019 và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Trong đó, bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trên thị trường chứng khoán để kiểm soát các vụ thao túng chứng khoán.

Ảnh nh họa

Hàng loạt nhóm kín với hàng trăm người tham gia đang hoạt động rầm rộ, chèo kéo tư vấn mua cổ phiếu này, bán cổ phiếu kia, lướt sóng kiếm lãi khủng, phím hàng… So với những năm trước, mức độ nở rộ của các nhóm chứng khoán trên các mạng xã hội hoặc các phương tiện liên lạc như Zalo, Viber, Facebook, Telegram… mạnh hơn nhưng hoạt động kín hơn.

Từ các hội nhóm, việc thao túng giá chứng khoán trong giao dịch sẽ âm thầm diễn ra với các "kỹ thuật" như sử dụng nhiều tài khoản, đặt mua hay bán ở mức giá khác nhau với khối lượng lớn nhằm tạo ra cung - cầu giả tạo để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Nhiều vụ án về tội thao túng, làm giá cổ phiếu đều chỉ ra những thủ đoạn tương tự, và dù đã cũ nhưng vẫn có những nạn nhân mới, nhất là những nhà đầu tư thích "lướt sóng", tìm kiếm lợi nhuận nhanh nên dễ bị sập bẫy.

Là một nhà đầu tư lâu năm trên thị trường, anh Trần Ngọc Đức sinh sống tại Hà Nội cho biết các hành vi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường vốn tài chính Việt Nam nếu không có biện pháp ngăn chặn: "Có những doanh nghiệp sẽ thực hiện các hành vi thao túng giá dựa trên các cung cầu giao dịch ảo. Đấy là tác động vào hành vi mua bán của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường.

Và đến thời điểm thích hợp họ sẽ bán ra lượng lớn cổ phiếu mà tất nhiên trước đấy kết quả kinh doanh cũng do chính các doanh nghiệp phối hợp với các đội lái trên thị trường tạo dựng nên kết quả ảo, dẫn đến câu chuyện khi nhà đầu tư cá nhân mua vào thì sẽ bị thiệt hại trong đầu tư. Lâu dài cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp nhu cầu vốn chân chính làm ăn hiệu quả".

Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi một số điều của của Luật Chứng khoán 2019 và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động - Ảnh nh họa xaydungchinhsach.chinhphu.vn

Không chỉ thế, việc các lãnh đạo, cổ đông lớn âm thầm mua bán cổ phiếu mà không công bố trước theo quy định cũng được xem là một trong những chiêu trò có thể góp phần dẫn đến hành vi thao túng chứng khoán Đình đám nhất là Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại FLC và các đơn vị có liên quan vừa bị đưa ra xét xử.

Do đó, để ngăn chặn, hạn chế rủi ro trong hoạt động của thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính đang dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2019.

Đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 12 (các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán) Luật Chứng khoán 2019.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Phạm Thành Tài – Giám đốc Công ty Luật Phạm Danh cho rằng: "Theo tôi được biết thời gian qua vẫn có tình trạng có những nhà đầu tư hoặc những nhóm nhà đầu tư chỉ giao dịch một hoặc một số ngày có thể không liên tục, cố ý tác động tới giá đóng cửa hoặc mở cửa của thị trường chứng khoán nhất định. Vì vậy theo quan điểm của tôi, luật hoá những quy định hành vi thao túng thị trường đã được quy định trước đó tại Nghị định 156/2020 của chính phủ là cần thiết để đảm bảo mục tiêu đã đề ra như nêu trên, góp phần khắc phục được hạn chế bất cập".

Cụ thể, Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán từ Nghị định 156/2020/NĐ-CP bao gồm cụ thể các hành vi như mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường; đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự… Đồng thời, bổ sung hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến giao dịch của người nội bộ công ty đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan trong việc không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng.

Ảnh nh họa

Là một chủ thể tham gia thị trường, ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam nhận định các hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật chứng khoán 2019 còn khá chung chung. Việc phân biệt giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường và các giao dịch thao túng của một nhóm nhà đầu tư khó để xác định nếu dựa theo quy định cũ.

Do đó, ông Ngọc rất đồng tình với đề xuất bổ sung của Bộ Tài chính cho Luật chứng khoán 2019. Đồng thời cần cụ thể hơn ở những góc độ sau: "Chúng ta có thể cụ thể hơn ở góc độ là có những hành vi thao túng dựa trên việc mua đi bán lại những cổ phiếu trong cùng một khoảng thời gian và có các giao dịch chéo, ngoài ra bổ sung thêm các quy định liên quan đến việc các nhà đầu tư chứng khoán bắt buộc phải xác định định danh điện tử thông qua căn cước công dân gắn chip. Đấy cũng là yếu tố để chúng ta xác thực được từng tài khoản chứng khoán được lập ra bởi những nhà đầu tư thực tế chứ không phải là những nhà đầu tư ảo để một nhóm nhà đầu tư khác sử dụng để thao túng thị trường".

Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam dẫn chứng thời gian qua nhiều vụ việc xả ra và gây ảnh hưởng thiệt hại cho các nhà đầu tư. Rõ ràng nhất là những hành vi này thường xuất hiện ở nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ, có độ rủi ro cao và tính đầu cơ cao. Do đó, với lượng giao dịch của nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ khá lớn giá trị giao dịch trung bình hàng ngày của thị trường, việc bổ sung thêm quy định về hành vi thao túng sẽ góp phần giảm bớt thiệt hại trên thị trường.

Ông Minh kiến nghị thêm: "Có một điều khoản chúng ta có thể lưu ý đó là các giao dịch liên tục ở các tài khoản và những tài khoản này liên tục lặp lại thì chúng ta có thể xem xét đấy có thể là dấu hiệu liên quan đến hoạt động làm giá hoặc hành vi thao túng cổ phiếu. Có thể chúng ta cũng nên liệt kê vào những dạng như vậy. Tuy nhiên cái này chúng ta nên quan sát về mặt kỹ thuật giao dịch, đặc biệt với các cơ quan quản lý nhà nước trong các bộ phận thanh tra thì chúng ta cần có hoạt động giám sát này thường xuyên ở các công ty chứng khoán để theo dõi hoạt động này"

Hành vi thao túng thị trường chứng khoán sẽ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững, công khai, nh bạch, an toàn của thị trường chứng khoán mà nó còn gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư, làm cản trở việc xác định giá trị doanh nghiệp, nhiễu loạn các phân tích về khoản đầu tư của các nhà đầu tư. Do đó, các chuyên gia đều đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính là là sửa đổi khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán theo hướng luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán từ Nghị định 156/2020 để phát hiện, ngăn chặn hành vi thao túng thị trường.