Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước khu vực ASEAN do Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ y tế) tổ chức vào chiều ngày 4/11.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, Việt Nam là một trong số các quốc gia thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua việc ký kết tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/11/2004 và thông qua Luật Phòng, chống tác hại (PCTH) vào ngày 18/6/2012.
Tuy nhiên, GS.TS.Trần Văn Thuấn bày tỏ lo ngại, sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện (Thuốc lá điện tử, Thuốc lá nung nóng, Thuốc lá hút Shisha) đang làm gia tăng trong tỷ lệ sử dụng các sản phẩm này ở đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.
Với khoảng 16 triệu người trưởng thành hút thuốc, hàng năm có hơn 100.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. BS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, số lượng người tử vong vì thuốc lá tại Việt Nam, cao gấp 10 lần số người tử vong vì TNGT.
Việt Nam cũng là một trong 4 quốc gia trong khu vực và thuộc top 15 quốc gia sản xuất thuốc lá hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam nằm trong 3 quốc gia có tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá thấp nhất trong khu vực, dưới 50%.
Hiện chỉ còn Việt Nam và Philippines vẫn cho phép bán thuốc lá điếu đơn lẻ, điều này cho phép giới trẻ dễ dàng tiếp cận với thuốc lá. hiện nay trong số các quốc gia thuộc khu vực AÁEAN.
Bà Bungon Ritthiphakdee, Cố vấn cấp cao Liên nh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) cho rằng, giá thuốc lá tại Việt Nam hiện nay vẫn đang rất rẻ. Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar quốc gia trong khu vực có giá thuốc lá dưới 1 USD/ bao.
Biện pháp về thuế là biện pháp hữu hiệu nhất kiểm soát tác hại thuốc lá. Các chuyên gia khuyến nghị, Việt Nam cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá lên mức khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới để đạt được những mục tiêu của Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá.
Hiện nay đã có hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Tại ASEAN, Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan đã ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong khi Indonesia, Malaysia và Philippines cho phép bán và quảng cáo các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng phó với tình trạng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ.
Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, Giám đốc Điều hành của Liên nh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA) khuyến nghị Việt Nam cần điều chỉnh các chiến lược kiểm soát thuốc lá của mình phù hợp với Công ước Khung của WHO về Kiểm soát Thuốc lá, thực hiện chính sách cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và áp dụng thuế thuốc lá mạnh hơn, mới có thể để kiểm soát và hạn chế số lượng người sử dụng thuốc lá, để bảo vệ sức khỏe và lợi ích của các thế hệ tương lai.