Đường tin 91: Bảo đảm an toàn xử lý rác thải tại khu cách ly

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành, một trong những vấn đề được dư luận quan tâm chính là xử lý rác thải tại các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở cách ly tập trung.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

# Giờ cao điểm Hà Nội sáng nay "nóng" lên cùng thời tiết, khi ghi nhận tới 5 vụ va chạm, 5 sự cố hỏng xe, 8 điểm ùn tắc theo đó cũng đã xuất hiện liên quan đến các yếu tố này và một phần khác do lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Tần suất va chạm tăng cao- với đa phần các vụ xảy ra từ đầu giờ sáng, đặt ra những cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông do điều kiện nắng chói, và cũng không ngoại trừ khả năng tài xế thiếu ngủ sau những đêm dài theo dõi bóng đá liên tục. Giờ CĐ trưa và chiều tuy diễn biến không phức tạp bằng nhưng cái nắng lên tới hơn 40 độ ngoài trời cũng khiến người đi đường cảm thấy vô cùng vất vả.

# Trái ngược với Hà Nội tại TPHCM giao thông trong giờ cao điểm lại tương đối nhẹ nhõm. Trong buổi sáng chỉ ghi nhận 2 điểm ùn đó là Đường Võ Chí Công từ vòng xoay Phú Hữu đến vòng xoay Mỹ Thuỷ, Tp. thủ Đức và  QL51 qua ngã ba Thái Lan hướng về mỏ đá Tân Cang, Đồng Nai. 

# Một câu chuyện đang nhận được sự quan tâm của bạn nghe đài đặc biệt là với những tài xế chạy xe dịch vụ, đó việc liên quan đến khoản phí từ 300 nghìn đồng phải nộp cho HTX để đổi phù hiệu. Một số tài xế cho biết, HTX giải thích với họ rằng, trong 300 nghìn đồng này còn có khoản “chung chi” để được việc đổi phù hiệu được thuận lợi.

Đối thoại trong chương trình Nhật ký đô thị ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết: "Tôi xin khẳng định không có chuyện cán bộ, công chức thực hiện các thủ tục cấp lại, dán phù hiệu cho xe ô tô kinh doanh vận tải sách nhiễu, phiền hà và gây khó khăn cho đơn vị kinh doanh vận tải và người dân. Việc cấp lại phù hiệu xe hợp đồng được thực hiện theo Nghị định số 10 của Chính phủ và Thông tư số 12 của Bộ GTVT.

Thủ tục, thành phần hồ sơ, quy trình, lệ phí cấp đổi phù hiệu được đăng tải trên website của Sở và hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến của Bộ GTVT. Theo đó, lệ phí là 2.650 đồng/1 phù hiệu. Ngoài những giấy tờ trên, lệ phí trên, Sở không thu thêm bất kỳ một khoản thu hoặc giấy tờ nào khác"

# Trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh vượt 1.000 ca, chiều qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông báo, Bộ Y tế quyết định phân bổ 800.000 liều vắc xin cho TP. Theo cập nhật của Bản tin 91, để triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, các lực lượng quân đội, trường đại học, các bệnh viện... sẽ tham gia chiến dịch. Các kíp, đội được thành lập, nhiều điểm tiêm lưu động được mở để đảm bảo triển khai tiêm vaccine trong thời gian ngắn nhất.

Trước mắt chiến dịch tiêm chủng dự kiến sẽ được thực hiện từ 5-7 ngày. Vắc xin được chia làm hai gói, trong đó 786.000 liều được tiêm cho các đối tượng thuộc Nghị quyết 21, còn lại 50.000 liều tiêm cho lực lượng như bộ đội, công an.

# Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành, một trong những vấn đề được dư luận quan tâm chính là xử lý rác thải tại các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở cách ly tập trung. Bởi nếu không có những quy định chặt chẽ; quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý không nghiêm ngặt thì đây có thể sẽ là nguồn lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Chia sẻ với Thành phố tôi yêu về công tác vận chuyển rác thải từ các khu cách ly y tế tập trung đến địa điểm xử lý, GS.TS. Đặng Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng các nhân viên vận chuyển cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu quy trình thực hiện không chặt chẽ. Vì vậy cần hết sức kỹ càng trong công tác bảo hộ cho đối tượng này: Trong công tác vận chuyển thì nó có liên quan đến nguy cơ lây nhiễm đối với những nhân viên môi trường vì vậy nên những cán bộ và nhân viên làm nhiệm vụ thu gom vận chuyển này cũng cần được trang bị các biện pháp an toàn, bảo hộ chống dịch một cách rất nghiêm túc.

# Các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại Hà Nội đã phải tạm ngừng bán tại chỗ hơn một tháng nay vì “làn sóng” dịch Covid19 lần thứ 4. Nhiều nơi không thể duy trì kinh doanh, buộc phải đóng cửa. Phần còn lại đã chuyển sang hình thức “bán mang về” tuân thủ quy định chống dịch, nhưng đều sụt giảm doanh thu từ 50-60%.

Theo ghi nhận của chương trình Nhật ký đô thị, nhiều khách hàng đã từ chối sử dụng phương thức “bán mang về” của một cửa hàng phở. Vì ít khách, nhiều quán phở trong đợt dịch này thậm chí không bán mang về mà “cửa đóng then cài”.