CSGT mật phục xử lý hàng loạt ma men

Nhằm nhăn chặn tình trạng “ma men sau tay lái”, CSGT toàn quốc đã triển khai nhiều phương án tuần tra, kiểm soát, kết hợp hóa trang, mật phục. Từ đó phần nào giúp kéo giảm TNGT, đặc biệt là các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện trong hơi thở có nồng độ cồn gây ra.

Ghi nhận của PV Kênh VOV Giao thông tại Tuyên Quang vào tối 12/4.

Đúng 19h, tổ công tác của Phòng CSGT, Công an tỉnh Tuyên Quang đã có mặt đầy đủ để triển khai các phương án tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn.
Ngoài các chốt kiểm soát đã được phân công từ trước, CSGT còn triển khai phương án hóa trang kết hợp tuần tra lưu động để xử lý tài xế vi phạm. Cán bộ được giao nhiệm vụ hóa trang mặc thường phục sẽ được trang bị bộ đàm, camera để ghi lại toàn bộ quá trình vi phạm của tài xế đồng thời liên lạc với các tổ tuần tra.
Đúng 19h30 phút, Tổ công tác của Phòng CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang triển khai nhiệm vụ xử lý vi phạm nồng độ cồn trên quốc lộ 37 đoạn qua TP. Tuyên Quang.
Tất cả các trường hợp khả nghi đi qua chốt, đều được CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Theo quy trình, CSGT sẽ kiểm tra định tính bằng phễu thổi. Nếu phát hiện vi phạm, CSGT sẽ tiếp tục yêu cầu lái xe kiểm tra nồng độ cồn bằng ống thổi và đo định lượng để cho ra kết quả chính xác nhất.
---
Đa số người dân đều vui vẻ chấp hành theo hiệu lệnh kiểm tra của lực lượng CSGT.
Lực lượng chức năng sẽ tập chung, chủ yếu kiểm tra các phương tiện ô tô cá nhân, xe tải, xe chở khách…
Lái xe L.T.V (trú tại TP. Tuyên Quang) cho biết: Kể từ khi CSGT toàn quốc mở đợt cao điểm kiểm tra nồng độ cồn, ý thức của các lái xe cũng được nâng cao hơn, nhất là việc sử dụng rượu bia. Cũng từ đây, nhiều lái xe bỏ thói quen uống rượu bia hàng ngày, sức khỏe được nâng cao và tránh được nhiều vụ tai nạn không đáng có khi tham gia giao thông.
Đến khoảng gần 21h, một chiếc ôtô lưu thông trên tuyến đường khi thấy chốt kiểm soát đã dừng lại và có ý định quay đầu bỏ chạy, tránh né sự kiểm tra của lực lượng chức năng. Ngay lập tức, các chiến sĩ CSGT phối hợp với CSCĐ đã lại gần ngăn chặn tài xế quay đầu để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.
Tuy nhiên, tài xế này không mở cửa để chấp hành kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng mà liên tục gọi điện thoại để cầu cứu người thân. Sau đó, biết không thể né tránh sự kiểm tra của lực lượng CSGT, tài xế này đành chấp nhận tuân thủ kiểm tra nồng độ cồn. Nam tài xế là N.G.N (trú tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Kết quả đo nồng độ cồn của người này là 0,084 mg/l khí thở. Với lỗi vi phạm này, tài xế N.G.N sẽ bị xử phạt 7 triệu đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước bằng lái xe 11 tháng.
Cũng trong tối 12/4, 6 xe máy liên tiếp bị CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang xử lý về lỗi vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, có một nhóm gồm 3 tài xế vừa uống rượu cùng nhau bị CSGT
---
Thiếu tá Phạm Văn Tuấn, Đội trưởng CSGT đường bộ, Phòng CSGT Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trong 3 tháng đầu năm, lực lượng CSGT tỉnh Tuyên Quang đã xử lý gần 1.000 lái xe vi phạm nồng độ cồn. Ý thức của người tham gia giao thông đã được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người dân chủ quant ham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia. Nhiều trường hợp khi bị CSGT kiểm tra có thái độ bất hợp tác, gây khó dễ trong quá trình xử lý vi phạm của lực lượng chức năng.
Theo Cục CSGT, Bộ Công an: Trong năm 2023, CSGT toàn quốc sẽ phối hợp để tập trung cao độ kiểm soát nồng độ cồn trên các tuyến giao thông. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn, phạm pháp, gây rối trật tự công cộng và chống đối người thi hành công vụ trong thời gian vừa qua.
Ngoài công tác lập chốt để kiểm tra vi phạm, lực lượng CSGT cũng tổ chức hóa, mật phục, kết hợp thay các phương thức, thời gian, địa điểm hoạt động để nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm. Từ đó phần nào giúp kéo giảm TNGT, đặc biệt là các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện trong hơi thở có nồng độ cồn gây ra.