Bộ chỉ số CSI tác động tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp

Năm 2024 là năm thứ 9 Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam được triển khai theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

Qua 8 năm, Chương trình và Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) đã và đang chứng nh những tác động tích cực đối với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững , hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp Việt Nam.

Với tầm nhìn tiên phong, VCCI với hạt nhân là Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) đã chủ trì xây dựng Bộ chỉ số CSI từ năm 2014, cũng như khởi xướng Chương trình đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam từ năm 2016, nhằm ghi nhận, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững trên các khía cạnh toàn diện: hiệu quả kinh tế - quản trị doanh nghiệp - xã hội - môi trường.

Căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp tham gia Chương trình chính là Bộ chỉ số CSI. Chương trình hiện được VCCI triển khai với sự phối hợp của Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chương trình đảm bảo tính nh bạch, khách quan trong quá trình đánh giá doanh nghiệp thông qua Hội đồng đánh giá độc lập, bao gồm các đại diện (lãnh đạo cấp cục, vụ) của các ban, bộ ngành, cơ quan tham gia Chương trình; đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực được đánh giá, đại diện một số cơ quan truyền thông, báo chí. Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết:

"Tôi đánh giá cao cách thức tổ chức của chương trình, đó là tổ chức 1 cách công khai, nh bạch. Hiện nay, tới hơn 96% doanh nghiệp của chúng ta là DNNVV, cho nên gặp rất nhiều bất cập, khó khăn, hạn chế, cho nên bộ chỉ số này là công cụ hết sức hiệu qủa để DN tự đánh giá và nâng cao năng lực của mình thể hiện ở 3 mặt: môi trường, lao động xã hội và quản trị".

Ảnh nh họa: Shutterstock

Như ông Thanh đã chia sẻ, Bộ chỉ số CSI không chỉ là căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của các doanh nghiệp tham gia Chương trình CSI, mà trên hết đó là công cụ hỗ trợ công tác quản trị doanh nghiệp bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm giải trình hiệu quả hơn.

Cụ thể, khi áp dụng Bộ chỉ số CSI, doanh nghiệp cần rà soát lại hoạt động phát triển bền vững của mình, tự tổng hợp thông tin theo hướng dẫn, từ đó có thể tự đánh giá tổng quát “sức khỏe” của mình, cũng như các tác động tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp, qua đó xây dựng kế hoạch hành động phù hợp.

Đặc biệt, CSI là một bộ chỉ số “động”, hàng năm luôn được cập nhật các nội dung phản ánh được những thay đổi pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm, hay những xu thế mới từ quốc tế.

Cập nhật một số điểm mới, Bộ chỉ số CSI 2024 được cấu trúc theo 6 phần thay vì 7 phần như phiên bản cũ bao gồm 153 chỉ số, trong đó 62% là các chỉ số tuân thủ, 38% là các chỉ số nâng cao. Mỗi chỉ số được sử dụng để khai báo 01 nội dung cụ thể, giúp doanh nghiệp liệt kê và cung cấp thông tin dễ dàng hơn. Với đa số là các chỉ số tuân thủ, điều này cũng thể hiện việc thực hiện phát triển bền vững không khó và xa vời cho doanh nghiệp, mà ngược lại, chỉ cần đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Những thay đổi chính trong nội dung Bộ chỉ số 2024 tập trung chủ yếu ở phần môi trường. Cụ thể, CSI 2024 tăng đáng kể mức độ “lượng hóa” của các chỉ số, đồng nghĩa với việc bổ sung thêm các chỉ số mang tính định lượng, đặc biệt là các chỉ số về môi trường. Bên cạnh đó, các chỉ số môi trường cũng được phân định rõ ràng hơn theo 2 nhóm: “tuân thủ” - các chỉ số cơ bản và “sáng kiến” - các chỉ số nâng cao.

Những thay đổi này không chỉ giúp Hội đồng đánh giá của Chương trình CSI 2024 có thể đánh giá, cho điểm chuẩn xác hơn các nỗ lực PTBV của doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận các vấn đề quản lý môi trường thuận lợi hơn.  Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình nhận định cho biết

"Những quy định pháp luật mới nhất sẽ được cập nhật ở trong Bộ chỉ số mà yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ. Thứ 2, những điểm mới là Chỉ số về ứng phó biến đổi khí hậu, về chuyển đổi năng lượng, về kinh tế tuần hoàn và đặc. biệt là những nội hàm của ESG là những nội hàm về quản trị xã hội môi trường cũng được tích hợp vào trong Bộ chỉ số này".

Ảnh nh họa

Theo thống kê của Ban tổ chức, đến nay, Chương trình đã tiếp nhận đăng ký tham gia của gần 200 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ lần đầu tiên. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Chương trình CSI 2024 và cách thức khai Bộ chỉ số này, VBCSD đã tổ chức khóa tập huấn chuyên sâu vào ngày 11/7 và 19/7 tại TP. HCM và Hà Nội.

Theo đó, khóa tập huấn đã cập nhật những thông tin, kiến thức về các nội hàm mà doanh nghiệp quan tâm như vấn đề bình đẳng giới trong thực hành kinh doanh có trách nhiệm, vấn đề công bố thông tin tài chính phân bổ cho hoạt động phát triển bền vữngdoanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia tập huấn được lắng nghe các chia sẻ từ đại diện các doanh nghiệp thực hành tốt PTBV nói chung, và được biểu dương Doanh nghiệp bền vững trong nhiều năm nói riêng.

Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ học hỏi, trao đổi thông tin và tích lũy được nhiều kinh nghiệm hữu ích. Chia sẻ kinh nghiệm thực hành kinh doanh bền vững nói chung và áp dụng Bộ chỉ số CSI nói riêng, ông Nguyễn Thanh Vĩ, Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Cổ phần gỗ An Cường cho biết:

"Vấn đề về phát triển bền vững ESG, về môi trường , xã hội và quản trị thì Bộ chỉ số này rất hiệu quả để An cường nhận thức rõ về những vấn đề mình đang vướng mắc và chính vì mình theo đuổi Bộ chỉ số này thì mình sẽ làm tốt hơn vấn đề quản trị của mình".

Thực tế, danh hiệu Doanh nghiệp bền vững từ Chương trình CSI sẽ là đôi cánh tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp để dám dấn thân, cam kết theo đuổi kinh doanh bền vững. Khi doanh nghiệp chuyển mình trong tư duy, đầu tư mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình, lập và công bố báo cáo, chắc chắn doanh nghiệp sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc để thực hiện thành công các kế hoạch hành động, hướng tới phát triển bền vững.

Bà Hà Thu Thanh, Nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam, Chủ tịch Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá Chương trình CSI cho biết:

"Cơ hội khi các doanh nghiệp được đánh giá giải thưởng này không chỉ là họ được tôn vinh trong Top10, hay Top 100, mà họ hiểu họ đang ở đâu và cần hoàn thiện thêm những thứ gì với năng lực và mong muốn nội tại cần phải có thay đổi để tiếp cận với tăng trưởng xanh và tài chính xanh".

Ngoài việc đánh giá và công bố 100 doanh nghiệp bền vững, Chương trình CSI 2024 cũng xây dựng những hạng mục giải để biểu dương những Doanh nghiệp tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải các-bon và những Doanh nghiệp tiên phong xây dựng giá trị đa dạng, công bằng và bao trùm.

Năm 2024, doanh nghiệp tham gia Chương trình hoàn thiện hồ sơ trực tuyến tại website https://vbcsd.vn/csi/ trước ngày 16/08/2024. Ban tổ chức không thu bất kỳ chi phí nào của doanh nghiệp và cam kết bảo mật toàn bộ thông tin trong hồ sơ doanh nghiệp./.