Bên trong sân bay Đại Hưng - sân bay lớn nhất thế giới có gì?

Ngày 25/9, Trung Quốc chính thức khai trương Sân bay quốc tế Đại Hưng ở phía Nam thủ đô Bắc Kinh. Sân bay có hình dáng như sao biển và có nhà ga kích thước lớn nhất thế giới, với tổng giá trị đầu tư lên tới 11,2 tỷ USD...

 

(Video phía trong sân bay khổng lồ Đại Hưng - Nguồn: Bloomberg)

5 năm trước, Đai Hưng chỉ là một vùng đất hẻo lánh phát triển về nền nông nghiệp ở phía Nam thủ đô Bắc Kinh, do không có gì đặc sắc nên không thu hút được khách du lịch. Nhưng giờ đây, một sân bay khổng lồ hình “sao biển” xuất hiện có diện tích khoảng 47 km2. Tổ hợp tòa nhà thuộc ga sân bay bao phủ diện tích 313.000 m2, gồm khu vực trung tâm và 5 nhánh tỏa ra các phía phỏng theo hình chim phượng hoàng sải cánh. Đây được xem là công trình nhà ga lớn nhất thế giới. (Sân bay Đại Hưng mô phỏng theo hình chim phượng hoàng sải cánh. Ảnh: Bloomberg)
Sân bay quốc tế Đại Hưng có trị giá 80 tỷ nhân dân tệ (tương đương 11,2 tỷ USD), mở cửa đúng dịp Quốc khánh lần thứ 70 của Trung Quốc. Sân bay mới này được thiết kế bởi kiến trúc sư Zaha Hadid và các cộng sự người Trung Quốc. Giai đoạn đầu, sân bay có 4 đường băng, có thể tiếp nhận tới 300 chuyến bay cất/hạ cánh chỉ trong 1 giờ và một nhà ga rộng bằng 97 sân bóng đá. (Bên trong sân bay quốc tế Đại Hưng, nhà ga hiện đại được thiết kế phục vụ hơn 100 triệu hành khách mỗi năm. Ảnh: Bloomberg)
Theo kế hoạch, giai đoạn vận hành ban đầu sẽ là phục vụ 72 triệu hành khách và 2 triệu tấn hàng hoá mỗi năm, từ nay đến năm 2025. Một kế hoạch tổng thể đầy tham vọng sau đó sẽ bao gồm tổng cộng 7 đường băng, trung chuyển ít nhất 100 triệu hành khách và 4 triệu tấn hàng hoá qua sân bay này mỗi năm. (Cấu trúc hình con sao biển, được thiết kế bởi Zaha Hadid được truyền thông nhà nước ca ngợi là một cửa ngõ mới của thành phố. Mở cửa đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Ảnh Bloomberg)
Ngoài ra, sân bay Đại Hưng cũng được trang bị những công nghệ tiên tiến như thiết bị nhận diện gương mặt sử dụng trong quá trình kiểm tra an ninh và nhập cảnh. (Nhân viên sân bay đang giới thiệu về công nghệ mới. Ảnh: ChinaDaily)
Các robot phục vụ sẽ liên tục cập nhật thông tin về các chuyến bay và thông tin sân bay cho hành khách. (Sân bay Đại Hưng ứng dụng những công nghệ hiện đại như robot phục vụ hành khách, định vị hành lý ký gửi hay bãi đỗ xe công nghệ cao, khẳng định sẽ là sân bay của tương lai. Ảnh: Ecns)
Ngoài nhà hàng, cửa hàng ễn thuế, sân bay khổng lồ này còn có sân chơi cho trẻ em, nhiều sân khấu biểu diễn nghệ thuật, khu vực làm việc và thậm chí là khách sạn cho thú cưng. (Trong số hàng tấn thép và kính tại sân bay Đại hưng, hành khách sẽ tìm thấy 5 khu vườn Trung Quốc theo phong cách truyền thống với ao hồ, gian hàng bằng gỗ và cầu đá. Ảnh: Bloomberg)
Theo kế hoạch, giai đoạn vận hành ban đầu sẽ là phục vụ 72 triệu hành khách và 2 triệu tấn hàng hoá mỗi năm, từ nay đến năm 2025. Một kế hoạch tổng thể đầy tham vọng sau đó sẽ bao gồm tổng cộng 7 đường băng, trung chuyển ít nhất 100 triệu hành khách và 4 triệu tấn hàng hoá qua sân bay này mỗi năm. (Sân bay Đại Hưng được xây dựng nhằm chia sẻ gánh nặng với sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, được xây dựng phục vụ Oympic 2008. Ảnh: CNN)
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết, dự kiến trong 2 thập kỷ tới, lưu lượng hành khách hàng năm trên bầu trời của Trung Quốc sẽ đạt 1,6 tỷ, nhiều hơn số dân của đất nước này hiện nay. Trung Quốc đang đặt mục tiêu có 450 sân bay thương mại vào năm 2035, gần gấp đôi số lượng vào cuối năm 2018. Ngoài ra, đất nước này cũng đang phát triển máy bay phản lực để cạnh tranh với các hãng máy bay như Boeing hay Airbus SE. (Sân bay mới sẽ khiến Trung Quốc cạnh tranh với các trung tâm trung chuyển như Singapore, Hồng Kông, Incheon và Kuala Lumpur, xếp theo thứ tự từ trên cùng bên trái theo chiều kim đồng hồ. Ảnh: Bloomberg)
Theo ông Denise Wong – nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho hay, sân bay mới này dự đoán sẽ tăng 60% công suất hành khách của Bắc Kinh và giúp giải phóng các sân bay quốc tế khác ở phía Bắc thủ đô Bắc Kinh, do hạn chế về công suất nên nơi này thường xuyên xuất hiện tình trạng trì hoãn lâu mặc dù cũng đã có một nhà ga khổng lồ mở cửa trước Thế vận hội mùa hè năm 2008. (Với việc hoàn thiện sân bay Đại Hưng, Bắc Kinh hiện gia nhập các thành phố lớn gồm London, New York và Tokyo, với nhiều hơn một sân bay quốc tế. Ảnh: Bloomberg)
Trong báo cáo thường niên mới nhất về thị trường hàng không, Boeing cho biết dự kiến lưu lượng hành khách tại Trung Quốc sẽ tăng 6% mỗi năm. Trung Quốc có rất ít lựa chọn nhưng để theo kịp nhu cầu, họ sẵn sàng bỏ ra 1 khoản lớn đầu tư và nhanh chóng để nắm bắt cơ hội. (Thiết kế nội thất hiện đại, đẹp mắt của Daxing rất nổi bật, một phần nhờ vào 8.000 cửa sổ trên tầng thượng riêng biệt. Ảnh: CNN)
McKinsey & Company vốn vẫn được biết đến như là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh cho biết về các vị trí bổ sung tại sân bay Đại Hưng, ban đầu sẽ có 4 đường băng và cuối cùng sẽ là 7 bao gồm cả đường dành cho quân sự, có thể mở ra các kết nối trực tiếp đến những nơi như San Diego. (100% nước mưa được hứng để sử dụng, một nhà máy điện năng lượng mặt trời cũng được xây dựng; trong khi 100% các xe chạy tại sân bay như xe chở khách, xe thang, xe hàng... cũng đều là xe điện. Ảnh: NEWSCN)
Sân bay Đại Hưng nằm cách quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thành phố khoảng 50km, xa hơn cả các quận kinh tế chính ở phía Đông và phía Bắc. Do vậy, lãnh đạo sân bay này dự kiến xây dựng sân bay thành một khu trung tâm hợp nhất với đường sắt tốc độ cao, các dịch vụ trung chuyển liên tỉnh và tàu tốc hành nối trung tâm thành phố với sân bay. Chuyến tàu có vận tốc tối đa 160km/h, đưa hành khách đến và đi từ trung tâm thành phố trong chưa đầy 20 phút. (Hệ thống tàu cao tốc kết nối từ trung tâm Bắc Kinh tới sân bay mới. Ảnh: ChinaDaily)
 

(Video quên mang chứng nh thư, hành khách Trung Quốc vẫn có thể lên máy bay - Nguồn: Zing.vn)