Aspirin buổi chiều: Tìm hiểu về 12 thiên kiến nhận thức (Phần 2)

Thiên kiến nhận thức, nghĩa là những lỗi hệ thống trong quá trình tư duy, nói một cách nôm na chúng ta có thể hơi thiên vị một góc nhìn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Các thiên kiến này thường có liên hệ với phép suy nghiệm, nghĩa là một kiểu lối tắt trong tinh thần. Suy nghiệm cho phép con người đưa ra kết luận mà không cần cần đánh giá sâu sắc hoặc cân nhắc kỹ lưỡng. Mặc dù có nhiều phép suy nghiệm khá thú vị nhưng chúng ta vẫn cần chú ý vào các thiên kiến.

Thiên kiến lạc quan, bi quan, cái tên nói lên bản chất và chúng ta có thể hiểu rằng con người luôn có xu hướng đánh giá cao khả năng kết quả tích cực, nếu đang vui vẻ và đánh giá cao khả năng kết quả tiêu cực, nếu đang buồn bực. Và trong cả hai trường hợp thì chúng ta đều cần ý thức và những cảm nhận ấy. Chúng có thể khiến sự phi lý trí đi quá xa thế nên hãy cẩn trọng với những lúc quá vui quá buồn.

Thiên kiến tiếp theo là ngụy biện chi phí chìm. Chi phí chìm có nghĩa là những thứ đã mất đi mà không thể lấy lại được. Mặc dù đây là một kiểu ngụy biện nhưng chi phí chìm cũng rất tương đồng với những thiên kiến của suy nghĩ sai lệch. Bởi vì chúng ta thường nghĩ về các sự vật sự, việc thông qua các khái niệm thắng, thua và hòa.

Ví dụ chúng ta thường tin rằng khi mình đóng góp thứ gì đó cho người khác dù đó có là công sức, thời gian hay tiền bạc thì mình đúng ra phải nhận được gì đó từ họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới quan của mỗi người.

Thiên kiến tính tiêu cực không hẳn là khác biệt so với thiên kiến bi quan, nhưng nó cũng có những đặc điểm riêng riêng và khá quan trọng và tinh tế. Thực chất, nó vận hành theo cơ chế tương tự như là ngụy biện chi phí chìm, nghĩa là nó phản ánh việc chúng ta bị ám ảnh và thù ghét mất mát.

Chúng ta muốn thăng đã nhiều rồi nhưng chúng ta còn ghét bị thua nhiều gấp bội. Do đó, khi đưa ra quyết định thì chúng ta thường nghĩ về kết quả sau này. Thiên kiến tính tiêu cực ảnh hưởng mạnh nhất khi chúng ta coi trọng tiềm năng tiêu cực một cách phi lý trí hơn nhiều so với hệ quả tích cực.