Aspirin buổi chiều: Chỉ số BMI và những sai lầm phổ biến

Chỉ số BMI thường được sử dụng để xác định tình trạng cơ thể ở mức bình thường, suy dinh dưỡng hay béo phì. Chỉ số này tính dựa trên chiều cao và cân nặng cơ thể, giúp chúng ta có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng cân nặng bản thân.

Ảnh nh họa
 

Chỉ số BMI (Body Mass Index) được tính dựa trên tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao bình phương, nói lên tình trạng cân nặng hiện tại của bạn. So với giá trị BMI tiêu chuẩn, chỉ số BMI cá nhân sẽ xác định một người đang thừa cân, thiếu cân hay có cân nặng cân đối. Tuy nhiên, có rất nhiều quan niệm sai lầm về BMI mà nhiều người vẫn tin tưởng. Hiểu sai về BMI có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Theo Dịch vụ Y tế quốc gia Mỹ (NHS), chỉ số BMI cao hơn so với tỷ lệ cân nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Thế nhưng công cụ này thực chất lại không có khả năng nhận biết và phản ánh sự khác nhau giữa lượng mỡ, cơ và xương trong cơ thể. Đây chính là nguyên do dẫn đến tự thiếu chính xác trong đánh giá cơ thể của chỉ số BMI.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "nghịch lý" này khi phân tích lượng mỡ trong cơ thể những người được cho là có thân hình mảnh mai. Họ sở hữu chỉ số BMI thuộc nhóm người gầy, thế nhưng kết quả đo đạc lại "tố cáo" họ đang có không ít mỡ thừa. Ngược lại, những người có chỉ số BMI thuộc nhóm người thừa cân lại có lượng cơ rất đáng nể, điển hình như các vận động viên bóng bầu dục.