Aspirin buổi chiều: Câu chuyện về cặp tàu thăm dò Voyager

Hai tàu Voyager vốn có sứ mệnh chính giống nhau là khám phá Mộc Tinh và Thổ Tinh, chúng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh ấy để rồi nhiệm vụ của chúng sau đó đã được kéo dài thêm... chúng tách nhau.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Cặp tàu thăm dò song sinh Voyager 1 và 2 hiện tại là hai vật thể trái đất có vị trí cách xa đắt nhất từng tồn tại. Voyager 1 được đi xa hơn mọi tàu thăm dò khác, nó hiện đã đi vào vùng không gian liên tinh - nghĩa là không gian giữa mặt trời và một ngôi sao khác. Voyager 2 cũng đã đi vào không gian liên tinh nhưng với đường đi ngắn hơn, nó giữ lại thành tích là tàu thăm dò duy nhất từng ghé thăm cả 4 hành tinh khí khổng lồ.

Hai tàu vũ trụ này có ngoại hình giống hệt nhau, lớn bằng một chiếc xe tải nhỏ nặng 815 kg và được trang bị máy quay truyền hình, một đầu thu truyền sóng vô tuyến, một cảm biến hồng ngoại và tử ngoại, các máy đo từ trường và các cảm biến Plasma. Năm 1972, NASA đã khởi động dự án tàu thăm dò Voyager để gửi 2 tàu vũ trụ vào hệ mặt trời.

Cơ hội này chỉ xảy đến 175 năm/lần, bởi vì họ cần thời điểm mà các hành tinh vòng ngoài trong hệ mặt trời đều nằm ở đúng vị trí để cả hai tàu ghé thăm chúng. Hai tàu này đã tận dụng trọng lực của Mộc Tinh và Thổ Tinh để lấy đủ tốc độ đi tới Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh. Lúc Voyager đến được Hải Vương Tinh, bộ đôi Voyager đã gửi lại gần 80.000 bức ảnh và 5.000 dữ liệu khoa học. 

Hai tàu Voyager vốn có sứ mệnh chính giống nhau là khám phá Mộc Tinh và Thổ Tinh, chúng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh ấy để rồi nhiệm vụ của chúng sau đó đã được kéo dài thêm... chúng tách nhau. Voyager 2 bay tới khám phá Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, còn Voyager 1 hướng thẳng ra không gian liên tinh.

Cả hai đã đi tới những vùng xa nhất của hệ mặt trời và vẫn tiếp tục gửi dữ liệu về trái đất. Tuy nhiên, chúng đã cách xa mặt trời tới mức không thể tiếp nhận năng lượng mặt trời nữa nên chúng phải sử dụng năng lượng từ một hệ thống tạo điện bằng nhiệt lượng.

Chúng cũng là những tàu vũ trụ đầu tiên có phần mềm độc lập phát hiện được vấn đề và thực hiện phương án sửa lỗi, cứ 3 tháng một lần các nhà điều phối ở mặt đất lại chuyển một bộ hướng dẫn tới mũi tàu. Dữ liệu được thu nhận tại một trong ba trạm của NASA nằm ở California, Tây Ban Nha và Úc. Nghĩa là 3 vị trí rải đều trên bề mặt trái đất để con người có thể liên tục kết nối liên lạc với 2 tàu trong lúc trái đất tự quay quanh chính nó.