Aspirin buổi chiều: Các giai đoạn cuối cùng của một ngôi sao

Các giai đoạn của sao là quá trình biến đổi một chiều các đặc tính vật lý học và thành phần hóa học của ngôi sao.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Siêu tân tinh xảy ra trong giai đoạn tiến hóa cuối cùng của một ngôi sao khổng lồ. Ảnh: NASA.

Tiếp nối từ giai đoạn giải chính là giai đoạn sau khổng lồ đỏ. Khi một ngôi sao giải chính nhỏ không còn hydro để tổng hợp hạt nhân nữa, phần lõi sẽ bắt đầu thu nhỏ và những vật chất bị hút vào trong sẽ bị chuyển hóa thành nhiệt.

Quá trình tổng hợp hạt nhân hydro bắt đầu lại một lần nữa khi nhiệt tỏa ra ngoài, khiến các nước ngoài của ngôi sao nóng lên và khiến chúng giãn nở. Trong lúc nhiệt lan tỏa nhiệt độ hạ dần và ngôi sao tỏa ra màu màu đỏ hơn.

Nhiệt độ lõi của sao khổng lồ đỏ tăng cho đến khi đủ nóng để có thể tổng hợp hạt nhân heli vốn sinh ra từ quá trình tổng hợp hạt nhân hydro thành hạt nhân carbon. Khi hết heli, quá trình tổng hợp hạt nhân ngừng lại. Ngôi sao sụp đổ do trọng lực của chính nó, mất đi khối lượng và bung các lớp ngoài cùng ra không gian xung quanh, tạo thành tinh vân hành tinh.

Nếu một ngôi sao giải chính thuộc vào cỡ nhỏ hoặc cỡ trung nó sẽ chuyển thành sao lùn trắng - một dạng sao nhỏ và nóng. Đây là tàn dư thu nhỏ của ngôi sao ban đầu và có mật độ vật chất rất cao. 1 thìa vật chất ở đó cũng nặng khoảng 15 tấn. Sao lùn trắng nguội dần và tan biến trong vòng hàng tỷ năm.

Còn với ngôi sao lớn, nó sẽ trở thành sao siêu khổng lồ đỏ. Nó sẽ chỉ tồn tại nhiều nhất là trong 1.000.000 năm, tiếp tục tổng hợp những nguyên tố nặng từ khi bắt đầu của sắt tích tụ trong lõi. Trong một sao siêu khổng lồ đỏ là quá trình tổng hợp nguyên tố sắt cần nhiều năng lượng hơn so với năng lượng nó giải phóng. Sao siêu khổng lồ có thể nổ tung, tạo ra trạng thái tiếp theo là siêu tân tình và khi ấy sẽ có 3 khả năng xảy ra.

Thứ nhất là sao Notron, có thể được tạo hình khi các sao khổng lồ lụy tàn trong siêu tân tinh. Những vật thể nay rất đặc và kích cỡ bằng cả một thành phố. 1 thìa vật chất của sao Notron cũng nặng tới 4 tỷ tấn. 

Trường hợp thứ hai, nó tạo ra hố đen. Trong tàn tích của những ngôi sao nặng hơn, trọng lực lấn át tất cả sau vụ nổ siêu tân tinh. Phần lõi có thể sụp đổ thành một điểm duy nhất chứa toàn bộ khối lượng của ngôi sao ban đầu. Như ta đã biết với hố đen, trọng lực mạnh tới mức ánh sáng cũng không thể thoát ra được .

Và cuối cùng thì chu kỳ của sao có đi một vòng và tạo điều kiện cho những ngôi sao mới. Các vì sao được hình thành trong những vùng mở rộng với mật độ cao hơn cho môi trường liên tinh, mặc dù mật độ vẫn thấp hơn bên trong một vùng trên không ở trên trái đất.

Những vùng này gọi là các đám mây phân tử. Chúng chứa chủ yếu Hydro vào khoảng 23-28% Heli cùng một ít phần trăm các nguyên tố nặng hơn. Một ví dụ của vùng đang hình thành sao là La Tinh Vân Lạc Hậu.

Còn những khu vực có mật độ tạo sao lớn được gọi vui là lò luyện sao. Vật chất rắn và khí tích tụ lại với nhau để tạo ra một lõi đặc cứng. Xung quanh là một vùng vật chất hình đĩa quay vòng. Khi phần trung tâm đủ nóng, phản ứng tổng hợp hạt nhân được bắt đầu và thế là một ngôi sao ra đời.