2 ngân hàng nào sắp được chuyển giao bắt buộc?

Theo dự kiến OceanBank và CBBank sẽ được chuyển giao bắt buộc trong năm 2024 hoặc 2025.

 

# Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội cho thấy, trong số 671 doanh nghiệp nhà nước, vẫn có hàng trăm doanh nghiệp thua lỗ.

Khối doanh nghiệp này cũng đang gánh số nợ hơn 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 57% tổng số nợ phải trả của các DNNN. 

Ảnh nh họa

# Còn với hoạt động của ngành ngân hàng, sẽ có 2 ngân hàng sắp được chuyển giao bắt buộc. Theo NHNN, về hai ngân hàng “0 đồng” sắp được chuyển giao, là OceanBank đang trong quá trình hoàn tất những thủ tục cuối cùng để được chuyển giao về Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).

Ngân hàng còn lại là CBBank cũng đã có phương án xử lý, qua những động thái của các bên liên quan, có thể thấy nhà băng này sẽ được chuyển giao bắt buộc về Vietcombank.

Theo dự kiến OceanBank và CBBank sẽ được chuyển giao bắt buộc trong năm 2024 hoặc 2025. 

# Bên cạnh việc siết chặt quản lý với các ngân hàng, thì tôi nhận thấy, các loại hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đang được lực lượng chức năng tăng cường quản lý.

Tổng cục Hải quan cho biết, đang trong quá trình soạn thảo và sớm trình Chính phủ Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK giao dịch qua TMĐT.

Trước đó, theo Amazone công bố, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới của Việt Nam tăng trưởng trên 20% mỗi năm và dự kiến đạt 256,1 nghìn tỷ đồng (11,1 tỷ USD) vào năm 2026. 

# Trái ngược với sự sôi động của lĩnh vực TMĐT, thì với lĩnh vực BĐS, có vẻ như đã ‘hết thời’ tranh thuê mặt bằng đắc địa:

Cụ thể, ngày càng nhiều mặt bằng ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM rơi vào tình trạng 'cửa đóng then cài' do giá thuê quá cao.

Theo phân tích, sự hiện diện online có thể bù đắp cho việc thiếu một mặt bằng đắc địa.

Thay vì chi hàng chục nghìn USD mỗi tháng cho mặt bằng, các DN có thể chọn vị trí vừa phải với chi phí thấp hơn và đầu tư vào các chương trình tiếp thị số như quảng cáo trên Facebook, TikTok và YouTube. 

# Về thị trường chứng khoán, tâm lý phân vân xuất hiện và chi phối thị trường khiến các chỉ số chính biến động giằng co và trái chiều.

Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng mạnh. Trong đó có ACB, FPT, HPG và VHM với mức đóng góp lần lượt là 1.23 điểm, 1.08 điểm, 1.07 điểm và 0.73 điểm vào chỉ số VN30.

Ở chiều ngược lại, MWG, VCB, HDB, SSI là số ít những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán và lấy đi hơn 1 điểm từ chỉ số.

Đà tăng hiện tại của thị trường đang được dẫn dắt bởi các cổ phiếu thuộc ngành tổ chức tín dụng và bất động sản với mức tăng vẫn khá khiêm tốn lần lượt là 0.14% và 0.69%.

Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng diễn biến phân hóa với độ rộng nghiêng về sắc xanh. Cụ thể, VPB tăng 0.75%, BID tăng 0.2%, STB tăng 0.3% và ACB tăng 1.18%... Phần còn lại các mã ở trạng thái đứng giá và một số mã vẫn còn chịu áp lực bán nhẹ như HDB, SSB, VCB và TPB.

Theo sau đó là nhóm ngành bất động sản cũng góp một phần vào đà tăng chung của thị trường. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu bất động sản nhà ở và khu dân cư hỗn hợp như VHM tăng 1.08%, PDR tăng 1.19%, DXG tăng 0.98%, DIG tăng 0.7%...

Ngoài ra, các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng bao phủ phần lớn bởi sắc xanh tích cực như KBC tăng 1.99%, SZC tăng 1.65%, SIP tăng 0.41%, NTC tăng 3.02%… Bên cạnh đó, bất động sản bán lẻ với ông lớn VRE cũng có mức tăng khá tốt 0.54%.

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng nhẹ 3 điểm, lên 1.275 điểm./.