Nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Thái Sơn - 19/12/2022 | 11:38 (GTM + 7)
Ngày 18/12, tại Hội trường Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã diễn ra Vòng chung kết cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng" năm 2022.
Cuộc thi là hoạt động trong đề án “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng yếu thế giai đoạn 2021-2025”, do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) chủ trì, Tạp chí Công Thương phối hợp với các trường đại học tổ chức.
Phát biểu tại Vòng chung kết Cuộc thi, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vì vậy, bất kể ai cũng là một người tiêu dùng nên việc tìm hiểu và tự trang bị kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trên cương vị người tiêu dùng là một việc làm cần thiết, không chỉ với mỗi cá nhân mà với cả cộng đồng xã hội.
"Là đối tượng người tiêu dùng trẻ và ngày càng chiếm vai trò quan trọng, các bạn học sinh, sinh viên cần được ưu tiên trang bị các kiến thức, kỹ năng để phục vụ cho các hoạt động tiêu dùng", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định.
Để tiến tới Vòng chung kết cuộc thi, học viên, sinh viên đến từ hơn 10 trường Đại học, Học viện, Cao đẳng trên địa bàn TP. Hà Nội đã tham gia tranh tài ở Vòng sơ khảo cuộc thi diễn ra trong 14 ngày, thu hút hơn 12.000 người tham dự theo hình thức trực tuyến.
Cụ thể, 10 trường đại học tham gia Vòng sơ khảo, gồm: Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Điện lực; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp; Đại học Kinh tế Quốc dân; trường Đại học Luật Hà Nội; Đại học Ngoại thương; trường Đại học Thương mại; Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội; Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại.
Kết quả đã chọn ra 3 trường có tổng điểm cao nhất, giành quyền tham gia vòng thi Chung kết, gồm Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Luật Hà Nội và Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp.
Tại Vòng chung kết, các đội thi 3 phần: Tài năng sinh viên, chinh phục đỉnh cao và sinh viên hùng biện.
Thông qua các phần thi, các học viên, sinh viên đã thể hiện rõ nội dung những quyền của người tiêu dùng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân trên cương vị người tiêu dùng, cần tìm hiểu và tự trang bị kiến thức cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, cũng như có trách nhiệm đấu tranh với những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Từ đó truyền tải đi thông điệp: "Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội".
Việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh được nhiều người dân mong chờ và ủng hộ, nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn về công tác quản lý, giá thuê và đối tượng thuê vỉa hè…
Cuối năm là thời điểm nhu cầu sản xuất hàng hóa gia tăng ở mức cao, kéo theo nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC cần phải đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh sự lãng phí lớn từ tình trạng ùn tắc giao thông, từ các công trình đầu tư xây dựng “chưa trúng đích”, không phát huy hiệu quả, các dự án thí điểm bị phá sản, lãng phí trong giao thông còn đến từ các chính sách, quy định bất cập, gây lãng phí tài sản, thời gian, công sức của người dân.
Sáng ngày 10 và ngày 12/12/2024, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024.
Những đối tượng lừa đảo đã đánh vào đúng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và thiếu hiểu biết của người dân về đầu tư tài chính để dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Việc tổ chức vận hành hệ thống giao thông là một ngành khoa học quan trọng và thú vị trong xã hội hiện đại. Bởi nếu tổ chức vận hành không tốt, thì việc đầu tư hạ tầng giao thông chỉ tạo ra những cảnh giới ùn tắc mới mà thôi.