Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Loạt dự án giao thông do địa phương làm chủ đầu tư chậm tiến độ vì mặt bằng

Theo TTXVN - 14/04/2023 | 21:01 (GTM + 7)

Chiều 13/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ, chất lượng các dự án giao Sở Giao thông Vận tải các địa phương làm chủ đầu tư.

Thi công tuyến đường từ Cảng Bãi Gốc kết nối Quốc lộ 1 đi Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh minh hoạ: Xuân Triệu/TTXVN

Thi công tuyến đường từ Cảng Bãi Gốc kết nối Quốc lộ 1 đi Khu kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh minh hoạ: Xuân Triệu/TTXVN

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh đến nhiệm vụ giải ngân vô cùng lớn, lên đến hơn 94.000 tỷ đồng của Bộ Giao thông Vận tải năm 2023. Do vậy, với tất cả các dự án do Ban quản lý dự án, Sở Giao thông Vận tải các địa phương làm chủ đầu tư có thời gian thi công trong 2 - 3 năm, nếu có thể đẩy được tiến độ, phải tập trung tối đa.

"Các dự án có thời gian cán đích sau năm 2023 nếu có thể dồn khối lượng công việc, hoàn thành ngay trong năm nay phải cố gắng thực hiện. Bộ Giao thông Vận tải sẽ bố trí đầy đủ nguồn vốn, đáp ứng tiến độ thi công dự án", Bộ trưởng khẳng định.

Đề cập đến các dự án giao thông chậm tiến độ, không hoàn thành năm 2022, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh: Điện Biên, Yên Bái, Hà Nam, Nghệ An, Thanh Hóa phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án, điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án ngay khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

"Với các dự án hoàn thành năm 2023, Sở Giao thông Vận tải Hưng Yên, Hà Nam, Ban Quản lý dự án tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các nhà thầu huy động đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, vật tư, vật liệu… tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, làm "3 ca, 4 kíp", bố trí đủ mũi thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án; khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng để hoàn thành dự án theo kế hoạch, đồng thời đề nghị các chủ đầu tư chủ động rà soát các khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã được bố trí năm 2023", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay.

Ảnh minh họa: Huy Hùng/VGP

Ảnh minh họa: Huy Hùng/VGP

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, hiện nay, có 30 dự án giao thông với tổng mức đầu tư hơn 20.300 tỷ đồng được giao các Sở Giao thông Vận tải địa phương làm chủ đầu tư.

Đáng chú ý, trong số 18 dự án đang thi công, có tới 10 dự án tiến độ triển khai thi công chậm so với kế hoạch. Trong đó, nhiều dự án không hoàn thành theo đúng kế hoạch trong năm 2022.

Cụ thể, dự án Quốc lộ 279B do Sở Giao thông Vận tải Điện Biên làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành, song hiện vẫn còn khoảng 550m chưa được địa phương phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

Dự án Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - thành phố Yên Bái do Sở Giao thông Vận tải Yên Bái làm chủ đầu tư bị lỡ kế hoạch do vướng mặt bằng. Tính đến hết năm 2022, sản lượng thi công dự án mới đạt 81%. Công tác giải phóng mặt bằng mới đạt khoảng 74%, phần mặt bằng còn lại chưa được triển khai do chi phí giải phóng mặt bằng vượt khoảng 100 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt.

Lý do vướng mặt bằng cũng khiến dự án Quốc lộ 37 do Sở Giao thông Vận tải Yên Bái làm chủ đầu tư không thể về đích năm 2022, sản lượng thi công dự án đạt khoảng 95%. Theo báo cáo, công tác giải phóng mặt bằng mới đạt 93%, phần mặt bằng còn lại chưa được triển khai do chi phí giải phóng mặt bằng vượt khoảng 30 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt.

Đối với dự án Quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa do Sở Giao thông Vận tải Hà Nam làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành yêu cầu là tháng 12/2022, song do chủ đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với địa phương xử lý dứt điểm các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nhà thầu chưa quyết liệt triển khai thi công dẫn đến bị vỡ kế hoạch về đích.

Nằm trong nhóm dự án không thể về đích năm 2022 còn có dự án Quốc lộ 15A do Sở Giao thông Vận tải Nghệ An làm chủ đầu tư. Theo báo cáo, hiện nay, tuyến chính dài hơn 31 km của dự án đã hoàn thành, đáp ứng tiến độ yêu cầu (đã đưa vào sử dụng 15,1km, đang hoàn thiện thủ tục nghiêm thu, đưa vào sử dụng 16,6 km còn lại).

Đối với hạng mục bổ sung tuyến tránh khu di tích lịch sử Truông Bồn (3,16 km), công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành, đang thi công thảm bê tông nhựa lớp trên và hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án tháng 6/2023 (chậm so với yêu cầu gần 6 tháng do vướng mặt bằng).

"Đối với tiểu dự án 3 - Dự án Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Thanh Hóa do Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa làm chủ đầu tư, hạn đích ban đầu là trước ngày 31/12/2022. Tuy nhiên, dự án không hoàn thành theo kế hoạch do chưa chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng các điểm sạt trượt phát sinh do mưa lũ (khoảng 14 tỷ đồng). Ngoài ra, còn 14 hộ dân đang đề nghị xem xét giải quyết việc bồi thường, hỗ trợ do chênh lệch cao độ nhà dân so với mặt đường mới", ông Tiến thông tin.

Đề cập đến các dự án phải hoàn thành năm 2023, lãnh đạo Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, hiện nay, tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột do Ban Quản lý dự án tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư đang bị chậm tiến độ.

Dự án gồm 2 gói thầu xây lắp, sản lượng đạt khoảng 20,1% chậm 40% so với kế hoạch chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng chậm kéo dài (chi phí giải phóng mặt bằng vượt 331,7 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã duyệt, vướng mặt bằng nút giao Quốc lộ 26 nên không tiếp cận được công trường), nhà thầu chưa tập trung thi công.

Ảnh minh họa: NLĐ

Ảnh minh họa: NLĐ

Tiến độ thi công của dự án rất chậm, có nguy cơ không hoàn thành theo kế hoạch. Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương phối hợp với các cấp chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; chỉ đạo các nhà thầu tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp, thi công cuốn chiếu, hoàn thành phần nền đường trước tháng 6/2023 (mùa mưa hàng năm), đảm bảo tiến độ hoàn thành.

"Với nhóm các dự án hoàn thành sau năm 2023, dự án Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự, giai đoạn 3 do Sở Giao thông Vận tải Đồng Tháp làm chủ đầu tư cũng đang bị chậm tiến độ. Theo báo cáo, sản lượng đạt hơn 20%, chậm khoảng 0,82% so với kế hoạch. Nguyên nhân do thời gian gia tải, chờ lún kéo dài, công tác di chuyển thiết bị, vận chuyển vật liệu khó khăn, nguồn vật liệu cát khan hiếm. Một số nhà thầu chưa huy động đủ máy móc, thiết bị, tài chính để thi công", ông Lê Quyết Tiến cho hay.

Theo Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), năm 2023 Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 94.100 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải giao chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án theo quy định. Trong đó, kế hoạch vốn giao cho các Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư (20 dự án/19 Sở Giao thông Vận tải) giá trị khoảng 2.850 tỷ đồng (chiếm 3% tổng số vốn được giao của Bộ Giao thông Vận tải)./.

 

Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.

// //