Hơn 1.000 doanh nghiệp FDI sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu
Như Ngọc - Anh Thư - 27/02/2023 | 8:13 (GTM + 7)
Dự kiến, từ đầu năm 2024, một số quốc gia sẽ áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu với các công ty lớn. Các doanh nghiệp FDI sẽ phải nộp phần ‘thiếu hụt’ còn lại so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính.
Thông tin trong nước và quốc tế
Ảnh minh họa: Vietnamnet
# Bộ Tài chính vừa đề xuất bổ sung đồ uống có đường, nước giải khát không cồn… vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; và tăng thuế suất với rượu-bia, thuốc lá và giảm thuế suất với ô tô điện.
# Theo Tổng cục thống kê, trong tháng 1, có 153 dự án FDI được cấp mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1,2 tỷ USD, tăng gần 50% về số dự án và gấp 3 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
# Dự kiến, từ đầu năm 2024, một số quốc gia sẽ áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu với các công ty lớn.
Việc này sẽ tác động tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài (FDI) tại Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp FDI quy mô lớn và được hưởng ưu đãi thuế thấp hơn so với mức tối thiểu toàn cầu, sẽ phải nộp phần ‘thiếu hụt’ còn lại so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi họ có trụ sở chính.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nêu vấn đề: "Trường hợp Việt Nam chưa áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu vào năm 2024 như nhiều nước, nhất là các nước đầu tư nhiều vào Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc, thì chênh lệch giữa thuế đang nộp và phải nộp sẽ phải giải quyết như thế nào? Chắc chắn phải nộp cho nước đi đầu tư, và theo đó, Chính phủ Việt Nam có thái độ như thế nào với khoản chênh lệch này?! Trường hợp Việt Nam thực hiện vào năm 2024 thì chênh lệch thuế đó, Chính phủ Việt Nam chia sẻ lợi ích như thế nào với nhà đầu tư?"
Theo số liệu được rà soát từ Tổng cục Thuế cùng Công ty Ernst & Young Việt Nam, có tới hơn 1.000 doanh nghiệp FDI có doanh thu trên 750 triệu Euro sẽ là những đối tượng chịu tác động của thuế tối thiểu toàn cầu.
Ảnh minh họa
# Mới đây, để vượt khó và đạt mức tăng trưởng từ 8-10%, Hiệp hội Dệt may đề nghị các DN tập trung xây dựng thương hiệu, tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, thích ứng tốt hơn với chuỗi cung ứng.
# Ngoài ra, thống kê từ đầu năm, mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ do giảm đơn hàng, nhưng ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 của Việt Nam.
# Theo thống kê của tổ chức công đoàn, tính đến hết tháng 1 đã có khoảng 1.300 DN cả nước bị cắt, giảm đơn hàng và phải giảm giờ làm của gần 550.000 người LĐ.
Đáng chú ý, số LĐ bị ảnh hưởng lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75%), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ.
# Với thị trường giao dịch hàng hóa, trong tuần trước, giá lúa mì Chicago dẫn đầu đà giảm của thị trường nói chung, giảm tới 7,5% xuống chỉ còn hơn 260 USD/tấn. Tương tự, giá ngô trên sở Chicago cũng giảm hơn 4% xuống dưới 256 USD/tấn. Báo cáo mới nhất cho thấy diện tích gieo trồng ngô và lúa mì tại Mỹ trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng lần lượt 2,7% và 8,3%, và đây là nguyên nhân chính khiến giá hai mặt hàng này sụt giảm mạnh. Giá thế giới giảm dự kiến sẽ khiến giá ngô nhập khẩu về thị trường Việt Nam giảm từ 2 – 3 USD/tấn trong đầu tuần này.
Cung cấp thêm các thông tin mà nhà đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: “Tuần này giao dịch chắc chắn sẽ rất sôi động, đặc biệt ở nhóm nông sản khi thị trường tiếp tục hấp thụ các số liệu diện tích mùa vụ tại Mỹ. Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là nông dân Mỹ sẽ bước vào giai đoạn trồng đậu tương, ngô và lúa mì, với sản lượng lớn hàng đầu thế giới. Nên thời tiết cũng là thông tin cực kỳ quan trọng, mà các nhà đầu tư cần chú ý theo sát trong tuần này. Dự báo những cơn mưa và tuyết sẽ cung cấp độ ẩm đất ở các vùng sản xuất chính, có thể gây áp lực lên giá nông sản trong tuần này”.
Trước đó, Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục suy yếu trong tuần qua, thể hiện ở mức giảm 1,1% của chỉ số MXV-Index, xuống còn 2.325 điểm, mức thấp nhất từ đầu năm 2022. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trung bình hơn 3.300 tỷ đồng mỗi phiên, trong đó dòng tiền vẫn tập trung vào các mặt hàng có biến động lớn, đặc biệt là nhóm nông sản.
Lực lượng cứu hộ được triển khai tại hiện trường một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột, tại Dnipro, Ukraine ngày 14/1/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
# Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố khoản viện trợ bổ sung trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine, nhằm giúp Kiev tăng cường ngân sách và duy trì các dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh xung đột với Nga.
# Ngân hàng JPMorgan ước tính, thiệt hại do trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể lên tới 25 tỷ USD, tương đương 2,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
# Triển vọng kinh tế toàn cầu đã “sáng hơn một chút” vào đầu năm nay nhưng thách thức lạm phát vẫn còn, là nhận định chung của các chuyên gia kinh tế cùng các cơ quan như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Cơ sở cho sự lạc quan là lạm phát trên toàn cầu dần được kiểm soát, chi phí năng lượng giảm và nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại. Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Mathias Cormann cho rằng: "Triển vọng kinh tế thế giới sẽ sáng sủa hơn một chút vào đầu năm 2023 so với những gì chúng tôi nghĩ chỉ 2 hoặc 3 tháng trước. Thật vậy, giá năng lượng và lương thực thấp hơn đáng kể so với thời kỳ đỉnh cao".
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2023 ở mức 2,9%, tăng so với mức dự báo 2,7% hồi tháng 10, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 3,4% đạt được vào năm 2022. IMF khuyến cáo chính phủ các nước có thể tính đến việc triển khai các công cụ an toàn vĩ mô và tăng cường các khuôn khổ tái cơ cấu nợ.
Thông tin thị trường chứng khoán
# Với TTCK Mỹ, theo tuần, cả 3 chỉ số trên đều giảm mạnh với 3,3% trên Nasdaq và 2,9% trên DJIA. Chỉ số S&P 500 mất 2,7% theo tuần và ghi nhận tuần đi xuống nhiều nhất kể từ ngày 09.12.2022.
# Còn ở trong nước, theo SSI Reseach, trong tuần này, khả năng VNIndex sẽ kiểm định độ bền của hỗ trợ 1.032 – 1.030 điểm. Nếu giữ vững khu vực kể trên, khả năng chỉ số sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. Ngược lại, khả năng pha điều chỉnh sẽ quay lại với vùng hỗ trợ quan trọng tiếp theo dành cho VNIndex là 1.000 điểm./.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Thành Sơn, tỉnh Ninh Thuận vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc tầm nhìn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội lên khu vực Tây Bắc lại bị một số tài xế rỉ tai nhau, gọi là cung đường “ma ám”? Nguyên nhân thực sự của thực trạng này là gì?
Sự bức bối về hạ tầng giao thông tĩnh đã làm phát sinh những mâu thuẫn mới, rất căng thẳng trong đời sống thị dân. Một trong số đó là “mâu thuẫn đỗ xe”.
Khoảng 10h sáng nay (30/3), nhiều thính giả gọi đến đường dây nóng VOV Giao thông thông tin vụ va chạm nghiêm trọng giữa 2 xe tải, khiến 1 tài xế tử vong trên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Về lý thuyết, dù xe còn hạn đăng kiểm, nhưng khi bị tai nạn, sau khi khắc phục, sửa chữa sẽ phải đăng kiểm lại. Tuy vậy, cơ sở đăng kiểm cũng chỉ thực hiện khi xe đến hạn đăng kiểm, trong khi các cơ sở dữ liệu khác không thể giám sát được điều này.
Theo các chuyên gia dự báo, đợt nắng nóng năm nay sẽ nguy hiểm hơn năm trước và kéo dài đến hết tháng 4, là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy nổ.
TP Cần Thơ đề xuất xây 5 cầu vượt tại các nút giao thông trọng điểm với tổng vốn 2.100 tỷ đồng, trong đó gần 80% vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).