Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra an toàn, chất lượng

Ngọc Hương - 06/07/2022 | 9:06 (GTM + 7)

Ngành giáo dục các địa phương đang có những kế hoạch để đảm bảo tiêu chí Kỳ thi THPT năm nay diễn ra an toàn và hiệu quả; đặc biệt là khi dịch bệnh COVID-19 vẫn đang còn có những diễn biến phức tạp.

Nhìn chung năm nay các em đều đã được nhà trường hướng dẫn kỹ càng những thông tin cần thiết liên quan đến kỳ thi. Tại Trường THPT Chu Văn An, huyện Phú Tân, năm nay, Trường có hơn 500 học sinh dự kỳ thi tốt nghiệp.

Trong đó có hơn 250 em đăng ký Khối khoa học tự nhiên; còn lại là đăng ký thi khối Khoa học xã hội. Nhằm giúp các em trang bị đủ kiến thức và kỹ năng cho kỳ thi này, nhà trường đã lựa chọn những giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm để đồng hành ôn thi cùng các em.

Thầy Châu Thanh Hưng- Phó hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: Trong 8 tuần ôn thi, nhà trường đã phân chia lớp theo tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong quá trình dạy, giáo viên cũng lồng ghép việc cho đề thi thử theo từng môn, từng lớp. Thông qua các đề thi thử, giáo viên định hướng cho các em để có kết quả cao nhất.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, toàn tỉnh có hơn 18.650 thi sinh đăng ký hồ sơ thi tốt nghiệp THPT. Năm nay, địa phương sẽ tổ chức khoảng 44 điểm thi, tăng 4 điểm so với 2021, với hơn 800 phòng thi và 60 phòng chờ cho thí sinh tự do; có 11 điểm thi dự phòng tại 11 địa phương.

Mặc dù có số lượng thí sinh đăng ký thi Tốt nghiệp THPT năm nay chỉ bằng một nửa so với tỉnh An Giang, thế nhưng tỉnh Trà Vinh cũng chuẩn bị rất chu đáo và nghiêm túc các công tác phục vụ cho kỳ thi. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh dự thi, Sở GD-ĐT tỉnh đã cho thành lập 30 điểm thi chính thức và 1 điểm thi dự phòng với 426 phòng thi chính thức, 70 phòng dự phòng và 22 phòng chờ.

Tại mỗi điểm thi có bố trí 02 tủ có khóa đựng bài thi và đề thi riêng biệt; 02 camera trong phòng bảo quản đề thi và bài thi; các phòng thi phải đạt các yêu cầu về ánh sáng, quạt gió và cửa ra vào thông thoáng.

Bà Nguyễn Thị Bạch Vân- Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh cho biết, ngay từ sớm, Sở đã xây dựng các phương án phối hợp với các đơn vị có liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi: Sở GD-ĐT đã đều động hơn 1.700 cán bộ tham gia công tác coi thi và chấm thi (bao gồm cả lực lượng công an và y tế). Và Sở GD-ĐT cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị các cơ sở vật chất, để đáp ứng yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Tương tự, tại Tiền Giang, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sao cho an toàn, hiểu quả cũng được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo. Nhiệm vụ không đặt riêng trên vai ngành giáo mục mà các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đều tích cực phối hợp chuẩn bị. Kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 tại một số điểm thi trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Tỉnh đánh giá: những nơi mà đoàn đến kiểm tra nhìn chung đã thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của ngành giáo dục từ trang thiết bị, phòng ốc, con người. Tất cả đều đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Ông Lê Quang Trí – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh khẳng định: Tất cả các điểm thi cũng đã sẵn sàng từ phòng thi đến phòng chứa đề thi, chứa bài thi cũng như phòng để vật dụng của các em học sinh đều đảm bảo theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Vận động các hộ dân số gần địa điểm thi không gây tiếng ồn trong thời gian các em thi.

Còn tại Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu- Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 tỉnh Đồng Tháp thông tin, đến thời điểm này các phòng thi, điểm thi đã được ngành Giáo dục phối hợp với các địa phương chuẩn bị sẵn sàng. Trong đó, có kịch bản cho những tình huống thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng đến việc đi lại của thí sinh. Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết: Lúc này mưa nhiều, đường đi, thời tiết cũng không thuận lợi thì cũng có sắp xếp chuẩn bị để mà hỗ trợ kể cả thời gian diễn ra cho các hội đồng thi.

Không chỉ chú trọng đảm bảo về cơ sở vật chất, việc chăm lo sức khỏe, tinh thần cho thí sinh cũng được ngành giáo dục các địa phương quan tâm. Ghi nhận tại Thành phố Cần Thơ, một số trường THPT trên địa bàn đã vận động xã hội hóa, tổ chức nấu ăn cho học sinh trong thời gian ôn thi.

Ông Nguyễn Văn Hoàng- Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Lai cho biết, từ đầu tháng 6 đến nay, hai trường THPT trên địa bàn huyện đã tích cực vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp, tạo điều kiện cho học sinh ở xa ăn, nghỉ trưa tại trường, giúp các em tiết kiệm thời gian và sức khỏe, có sự tập trung tốt nhất: Việc vận động xã hội hóa cũng bám vào chỉ đạo của UBND TP, Bộ GD&ĐT, Ban chỉ đạo kỳ thi, làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho các em, chủ yếu là các em nghèo, khó khăn, các em chưa có điều kiện.

Nhìn chung đến thời điểm này, công tác chuẩn bị các nguồn lực phục vụ kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2022 khu vực ĐBSCL đã hoàn thành theo kế hoạch. Tình hình dịch bệnh hiện nay cũng đã được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ vẫn còn hiện hữu. Vì vậy các tỉnh, thành cũng cần linh hoạt các phương án tổ chức thi cho các đối tượng liên quan dịch bệnh và dự phòng các tình huống bất thường.

ảnh minh hoạ (vov.vn)

ảnh minh hoạ (vov.vn)

Mùa thi bắt đầu, đây không chỉ là thời điểm các em học sinh cuối cấp tập trung cao độ cho nhiệm vụ quan trọng của mình, mà đồng hành cùng các em, các bậc phụ huynh cũng lo lắng, căng thẳng không kém.

Tâm lý này là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần thật tâm lý để sẵn sàng trở thành chỗ dựa tinh thần, thay vì đặt lên vai các em những trọng trách, những kỳ vọng quá sức. 

So với năm 2021, kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm nay có phần thuận lợi hơn, thí sinh và gia đình không còn phải quá sợ hãi dịch bệnh COVID-19. Rõ ràng kiểm soát được dịch bệnh cũng đã phần nào giúp thí sinh “dễ thở”, phụ huynh đỡ lo và ngành giáo dục cũng chủ động hơn trong công tác tổ chức kỳ thi.

Tuy nhiên, đứng trước ngưỡng của cuộc đời đâu chỉ có sự lo lắng về dịch bệnh, vẫn còn đó những nỗi lo thường trực trong tâm lý của thí sinh: Đề thi có quá sức không? Vào phòng thi mình có còn nhớ những gì được học không?

Nếu không may hôm đi thi sức khỏe gặp vấn đề thì phải làm sao? Lỡ thi rớt thì mình sẽ làm gì tiếp theo? Ba mẹ có cảm thấy xấu hổ vì mình không? Kết quả thi không như ý mình sẽ ăn nói sao với thầy cô, bạn bè?... Chắc chắn sẽ còn nhiều hơn những câu hỏi như thế.

Ai đã trải qua những áp lực thi cử rồi thì sẽ hiểu việc lo lắng thái quá trước kỳ thi là điều không nên, thậm chí còn làm giảm sự tập trung, suy nghĩ, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Hiểu thì hiểu nhưng lo thì vẫn lo vì đó là kỳ thi đánh giá năng lực của “12 năm” nỗ lực và phấn đấu, là cột mốc cuộc đời của nhiều người. Hơn nhau ở chỗ mỗi người sẽ biết kiểm soát nỗi lo của mình như thế nào.

Dân gian có câu “học tài thi phận”, có lẽ câu nói này đúng với nhiều người nhưng thiết nghĩ số phận một phần cũng do khả năng, do bản lĩnh chúng ta quyết định.

Người đi học là các em, đi thi cũng là sự lựa chọn của các em. Hiển nhiên phụ huynh không thể làm thay nhưng sự thấu hiểu, đồng hành để giúp các em ổn định tâm lý, tự tin thể hiện bản lĩnh của mình là điều chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Điều đáng buồn là nhiều phụ huynh dù hiểu nhưng vẫn làm ngược lại; họ đặt lên vai con những gánh nặng, những áp lực mà cứ ngỡ đó là động lực. Để rồi các em bước vào kỳ thi với một tâm lý nặng nề, đôi khi chỉ vì sự kỳ vọng của gia đình.

Kỳ vọng của cha mẹ là điều tự nhiên, bởi ai cũng muốn con em mình được học tập trong môi trường tốt, đạt kết quả xứng đáng với công sức bỏ ra. Thế nhưng sự mong muốn đó không thể đến từ một phía, cha mẹ cần có những buổi trao đổi vui vẻ để hiểu, động viên và giúp các em giải tỏa những căng thẳng của bản thân.

Tin chắc sự điều chỉnh đến từ hai phía sẽ tạo hiệu ứng tích cực. Các em sẽ không phải sống trong cảm giác thi cử như một mệnh lệnh mình cần làm để làm hài lòng cha, mẹ.

Ngày thi đã cận kề, chỉ còn 1 đến 2 ngày nữa thì các em sẽ chính thức bước vào trường thi. Kiến thức đã được các em dung nạp trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường, và thời gian vừa qua thầy cô cũng đã hướng dẫn ôn luyện, hệ thống lại.

Vì vậy điều cần làm thời gian này không phải là cố học để nạp thêm kiến thức mà nên là những hoạt động nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có được trạng thái thoải mái nhất, minh mẫn nhất. Và trong quá trình này, các em cần có sự quan tâm, đồng hành chất lượng từ phụ huynh.

Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //