Đảm bảo an toàn PCCC tại các tòa nhà văn phòng cho thuê
Như Ngọc - 05/08/2022 | 15:25 (GTM + 7)
Nhiều doanh nghiệp, công ty hiện nay đang có xu hướng thuê văn phòng làm việc đặt tại các tòa nhà cao tầng, đông người. Tuy nhiên, đây cũng là nơi có nguy cơ cháy nổ rất cao.
Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Quận Hoàn Kiếm trong buổi làm việc với đơn vị quản lý Tòa nhà CornerStone.
Các vụ hỏa hoạn, cháy nổ tại các tòa nhà văn phòng thường gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng như: gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến giờ làm việc của nhân viên, các yêu cầu trách nhiệm do cháy lan sang các khu vực, quan trọng nhất là có thể ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe và tính mạng con người.
Những ngày đầu tháng 8 vừa qua, đoàn công tác của Lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH Công an Quận Hoàn Kiếm đã khảo sát việc đảm bảo an toàn PCCC tại Tòa nhà CornerStone Building, số 16 Phan Chu Trinh.
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn sử dụng các thiết bị PCCC cho CBNV Tòa nhà CornerStone.
Được biết, tòa nhà có diện tích đất hơn 2.000m2, xây cao 14 tầng nổi, 3 tầng hầm, là cao ốc cho thuê văn phòng hạng A, đang được thuê bởi nhiều công ty trong nước và nước ngoài cùng 2 Đại sứ quán Peru và Colombia. Khu vực xung quanh là nơi tập trung của nhiều cơ quan chính phủ, Bộ Tài chính, các doanh nghiệp lớn, nhà hàng khách sạn và trung tâm thương mại cao cấp.
Khảo sát cho thấy, tòa nhà CornerStone được trang bị các hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, đảm bảo việc phát hiện có cháy thời gian nhanh nhất. Đồng thời, các họng nước, hộp chữa cháy, bình chữa cháy xách tay được bố trí tại nhiều địa điểm; các cửa thoát hiểm cũng được thiết kế đúng quy định…
Lực lượng chức năng kiểm tra việc vận hành máy bơm chữa cháy và hệ thống chữa cháy tự động.
Ngoài hệ thống chữa cháy tự động, các thiết bị chữa cháy tại chỗ cũng cần thường xuyên được vệ sinh, bảo dưỡng.
Theo Thượng úy Hoàng Anh Việt – Cán bộ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an Quận Hoàn Kiếm, ngay sau khi tòa nhà CornerStone đưa vào hoạt động từ tháng 12/2013, Công an TP.Hà Nội cùng Công an quận Hoàn Kiếm đã kiểm tra, đánh giá các hạng mục, đồng thời tổ chức tập huấn phương án phòng cháy, chữa cháy và công tác cứu nạn, thoát nạn cho nhân viên làm việc tại đây.
“Tòa nhà đã được nghiệm thu an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Tuy nhiên, không vì thế mà các công tác liên quan đến an toàn phòng cháy, cũng như các hoạt động giám sát khác bị lơ là. Chúng tôi thường xuyên hướng dẫn cho cơ sở thực hiện các phương án đảm bảo an toàn PCCC, phổ biến trách nhiệm cho người đứng đầu và các cán bộ công nhân viên trong tòa nhà”, Thượng úy Hoàng Anh Việt cho biết thêm.
Hệ thống camera giám sát an ninh và an toàn PCCC tại Tòa nhà CornerStone.
Còn theo ông Phạm Hồng Phúc – Kỹ sư trưởng kiêm Đội trưởng Đội PCCC Tòa nhà CornerStone, hiện tại, đội PCCC tại chỗ của tòa nhà có 20 thành viên, chưa kể các lực lượng là công nhân vận hành, lực lượng an ninh nội bộ, bảo vệ vòng ngoài cũng sẵn sàng tham gia công tác PCCC&CNCH khi có sự cố xảy ra.
Đội PCCC tại chỗ của Tòa nhà CornerStone thường xuyên được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ.
Giấy khen của Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội cho đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC&CNCH.
Đáng chú ý, trong hai năm 2020 và 2021 vừa qua, tòa nhà CornerStone đều được nhận giấy khen của Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội với thành tích đạt đơn vị điển hình tiên tiến về PCCC&CNCH. Để có được điều này, theo ông Yu Okamoto – Tổng Giám đốc Công ty DAIBIRU CSB (đơn vị quản lý Tòa nhà CornerStone), công tác đảm bảo an toàn PCCC luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu, vì điều này liên quan đến sự an toàn tính mạng và tài sản của các khách thuê.
“Chúng tôi luôn duy trì mối quan hệ hữu hảo với lực lượng PCCC để tổ chức các buổi tập huấn thường xuyên cho CBCNV tòa nhà, đồng thời luôn lắng nghe các khách thuê, để nếu phát sinh yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy thì chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng các yêu cầu an toàn đó”, ông Yu Okamoto nhấn mạnh.
Ông Yu Okamoto (bìa trái) – Tổng Giám đốc Công ty DAIBIRU CSB (đơn vị quản lý Tòa nhà CornerStone).
Từ công tác đảm bảo an toàn PCCC&CNCH tại tòa nhà CornerStone nói riêng và tại các tòa nhà cao tầng, văn phòng cho thuê trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói chung cho thấy, việc xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân PCCC là một trong những công tác rất quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của nhà nước và người dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
Theo Thượng tá Hoàng Trung Kiên – Phó trưởng Công an Quận Hoàn Kiếm, để phong trào “Toàn dân PCCC” ngày càng lan tỏa, phát triển và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong PCCC, thời gian tới Công an quận Hoàn Kiếm sẽ đổi mới công tác tuyên truyền, công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người dân tham gia đội dân phòng, đội PCCC cơ sở, chuyên ngành tại địa phương, cơ quan, doanh nghiệp.
Thượng tá Hoàng Trung Kiên – Phó trưởng Công an Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Cũng theo lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, việc thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ tại các tòa văn phòng cho thuê chính là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của khách hàng, chủ đầu tư; góp phần gìn giữ an ninh, an toàn cho khu vực. Và bên cạnh những nỗ lực của lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH thì sự quan tâm, đồng hành của cả cộng đồng là điều kiện tiên quyết giúp phong trào “Toàn dân PCCC” ngày một phát triển, đi sâu vào thực chất./.
Khi biển chỉ tên phố Trần Đăng Khoa được dựng lên tại phường Long Biên (Hà Nội), không ít người đã hiểu nhầm hoặc tỏ ra ngỡ ngàng. Người dân nơi đây nghĩ sao về tên phố mới được đặt? Họ mong muốn gì về việc đặt tên phố mới trong tương lai khi xung quanh còn rất nhiều con đường “trống” tên?
Nhiều người trong chúng ta vẫn chưa quên những giây phút ám ảnh trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Hà Nội cách đây hơn 2 tháng làm 56 người tử vong. Và cũng không thể quên hình ảnh người đàn ông mặt đầy những vệt khói đen tham gia cứu 12 người trong vụ cháy thương tâm ngày ấy.
Ở những công viên cũ, những khoảnh sân cộng đồng khu dân cư, nhà văn hóa, phố đi bộ… khoảng 10 năm trở lại đây xuất hiện những sân chơi sáng tạo với vật liệu thân thiện cho trẻ, do doanh nghiệp xã hội “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” khởi xướng.
Sau đại dịch COVID-19, nhu cầu khám và chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân tăng mạnh. Nhiều người bị rối loạn tâm thần chưa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống trị liệu, trong khi vẫn còn nhiều sự kỳ thị đối với bệnh nhân có những rối loạn tâm thần.
Tuần qua thủ đô Hà Nội liên tục đứng trong bảng xếp hạng các thành phố không khí ô nhiễm nhất thế giới theo AirVisual. Những ngày cuối tuần, tình trạng đã cải thiện nhưng chúng ta vẫn trong mùa ô nhiễm không khí nhất năm.