Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bí mật “Hồ sơ Uber” (Kỳ 1): “Đi đêm” với chính giới để sửa luật

Huy Văn - 19/07/2022 | 14:41 (GTM + 7)

Mới đây Uber đang vấp phải một bê bối rất lớn khi cả trăm nghìn tài liệu rò rỉ cho thấy công ty này đã bí mật “đi đêm” với nhiều chính trị gia, lợi dụng các tài xế để bành trướng thế lực trong khoảng thời gian đầu mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu.

Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại San Francisco (Mỹ) từ năm 2010, Uber nhanh chóng vươn thành công ty toàn cầu chỉ trong vài năm sau đó.

Quá trình mở rộng đó cũng kéo theo không ít nhiều tranh cãi và bê bối. Hiện có mặt tại 10.500 thành phố và 72 quốc gia, có giá trị 43 tỷ USD và có khoảng 19 triệu lượt khách mỗi ngày, vị thế của gã khổng lồ công nghệ Uber là điều không thể bàn cãi.

Nhưng theo tờ báo The Guardian của Anh cùng Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) vào ngày 10/7, quá khứ “đen tối” của công ty này nay sẽ bị vạch trần trước cả thế giới thông qua hơn 124 nghìn tài liệu nội bộ trong khoảng năm 2013 – 2017 vừa bị rò rỉ, được biết đến với tên gọi “Hồ sơ Uber”.

Ảnh minh họa: AP

Ảnh minh họa: AP

Các tài liệu - gồm 83 nghìn thư điện tử, tin nhắn iMessage và WhatsApp - cho thấy ông Travis Kalanick, lãnh đạo Uber khi đó và cũng là đồng sáng lập công ty, đã tìm mọi cách mở rộng dịch vụ khắp toàn cầu dù phải phạm luật.

Ắt hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, trong những năm đầu tiên khi dịch vụ chia sẻ chuyến đi của Uber bắt đầu mở rộng ra bên ngoài nước Mỹ, phong trào phản đối đến từ các tài xế và hãng taxi truyền thống khi đó rất lớn.

Để dập tắt những phản đối và thúc đẩy thay đổi luật, một tài liệu cho thấy Uber tiếp cận và tổ chức hơn 100 buổi gặp mặt bí mật trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2016. Đội ngũ của công ty này đã gặp hàng loạt chính trị gia, nhân vật cấp cao của nhiều quốc gia để đạt được các thỏa thuận chỉnh sửa luật theo hướng có lợi cho mình.

Ông Mark MacGann, từng là nhà vận động hành lang chính của Uber tại châu Âu, và cũng chính là người tiết lộ “Hồ sơ Uber” cho báo chí chia sẻ trong buổi phỏng vấn với tờ Guardian:

“Tôi được tuyển dụng bởi Uber để dẫn đầu 1 đội với mục đích đi vận động hành lang các chính phủ ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi để chúng tôi có thể tiến vào các thị trường này dù cho hầu hết các quốc gia vào thời điểm đó chưa cho phép Uber hoạt động.

Ảnh minh hoạ: Icij

Ảnh minh hoạ: Icij

Đương nhiên không có chính trị gia nào là dễ tiếp cận cả, nhưng khi đó Uber là cái tên nổi nhất trong giới công nghệ, và nhiều nhà đầu tư, chính trị gia sẵn sàng gặp mặt để nghe những lời đề nghị từ chúng tôi”.

Nhiều cái tên đã được chỉ ra như thủ tướng Ireland Enda Kenny, thủ tướng Anh George Osborne hay Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Neelie Kroes v.v… Nhưng tờ Guardian nhấn mạnh mối quan hệ của Uber với ông Emmanuel Macron, từng là bộ trưởng kinh tế và hiện là tổng thống Pháp. Dữ liệu rò rỉ cho biết ông Macron đã "hỗ trợ chiến dịch vận động hành lang của Uber nhằm giúp họ phá vỡ ngành công nghiệp taxi của Pháp".

Các dữ liệu cũng cho thấy Uber coi ông Macron là một "đồng minh quan trọng", "đủ thân thiết để có thể liên hệ để được giúp đỡ" khi Uber đối mặt với vấn đề thuế và các vấn đề khác. Ông Macron và các trợ lý được cho là đã làm mọi cách để Uber hoạt động dễ dàng ở Pháp. Đã có ít nhất 14 lần ông Macron và Uber tổ chức các cuộc họp bí mật để trao đổi về vấn đề này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, một trong những đồng minh thân cận của Uber. Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, một trong những đồng minh thân cận của Uber. Ảnh: AFP

Ông Thomas Thévenoud, cựu thành viên Hạ viện Pháp chia sẻ: “Uber đã rất thành công trong việc dùng tiền để tạo ra những thay đổi, thông qua các hoạt động như makerting, kết nối với các tài xế và vận động hành lang. Ngày nay, có thể nói Pháp là một trong những đồng minh thân cận nhất của Uber tại phương Tây.”

Ước tính đã có khoảng 90 triệu đô-la Mỹ được Uber dành riêng cho việc “đi đêm” chỉ trong năm 2016. Nhưng dưới góc độ của các chuyên gia, số tiền này là “cái giá quá nhỏ” để Uber đạt được những thành công sau đó.

Còn khi bị phản đối, Uber tìm cách biến nó thành lợi thế, thúc đẩy lập luận rằng công nghệ của họ đang khiến hệ thống giao thông "lỗi thời" chao đảo, thúc giục các chính phủ cải cách luật. Ông Mark MacGann cho biết: “Có một châm ngôn mà chúng tôi truyền từ ban lãnh đạo xuống các chi nhánh, đó là không cần xin phép, cứ làm thôi. Cứ hô hào, tuyển tài xế, làm marketing và rồi mọi người sẽ thấy Uber tuyệt như thế nào”.

Ảnh minh hoạ: Restofworld

Ảnh minh hoạ: Restofworld

Trước những thông tin rò rỉ từ Hồ sơ Uber, ngay trong ngày 10/7, đại diện của Uber đã lên tiếng thừa nhận "những sai lầm", nhưng cho biết họ đã chuyển đổi từ năm 2017 dưới sự lãnh đạo của giám đốc điều hành hiện tại Dara Khosrowshahi.

Về phía các chính trị gia, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận đã tổ chức các cuộc gặp với các giám đốc điều hành Uber khi ông giữ chức bộ trưởng kinh tế từ năm 2014 - 2016, nhưng ông cho biết bản thân “tự hào” về điều đó và sẽ làm lại, bởi Uber đã mang lại việc làm cho người dân ở các khu vực có thu nhập thấp và phá vỡ thế độc quyền của doanh nghiệp taxi.

Nhưng thực tế Uber có “tử tế” như vậy khi cũng ngay trong thời điểm vận động hành lang các chính trị gia, công ty này đã lợi dụng các tài xế của mình với các chiến lược “kích động bạo lực” hay “vũ khí hóa tài xế” để gây sức ép với các chính phủ.

Câu chuyện này sẽ được VOV Giao thông đề cập ở kỳ sau.

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //