Càng cận kề ngày tết nhu cầu đi lại càng tăng cao và chiếc xế cưng của chúng ta cũng phải được chăm sóc tốt để phục vụ chủ nhân của mình.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Chúng ta cần phải bảo dưỡng ở hạng mục nào hay cần chú ý ở những hạng mục nào cho chiếc xe hơi của mình tốt nhất để đi du xuân, PV kênh VOV Giao Thông đã có cuộc trao đổi với anh Trịnh Xuân Biên hiện đang là kỹ thuật viên của Ford Thăng Long, Đống Đa, Hà Nội.
PV: Càng về gần kề dịp cuối năm như thế này thì chúng ta cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào để đi chơi tết?
Kỹ thuật viên Trịnh Xuân Biên: Bảo dưỡng xe thường theo định kỳ, ví dụ 1 vạn 2 vạn,… xe nào đến 3, 4 vạn thì mình làm 3,4 vạn, nói chung là phanh, kiểm tra các loại dầu, nước thừa thiếu, ác quy, lốp.
PV: Vậy ngoài những vấn đề về khung gầm, máy móc, điện, ngoài ra chúng ta phải chú ý đến những vấn đề gì?
Kỹ thuật viên Trịnh Xuân Biên: Thường phải chú ý là phanh, ác quy, lốp vì ngày tết hay đi mình phải kiểm tra những cái đấy, vì lốp an toàn, phanh an toàn cho xe và gia đình,
PV: Chi phí bảo dưỡng hạng mục như thế sẽ rơi vào khoảng bao nhiêu?
Kỹ thuật viên Trịnh Xuân Biên: Chi phí tùy theo dòng xe, tùy theo phẩm cấp dầu như thế nào, và những nơi tin tưởng nhất để mình làm để không bị chặt chém.
PV: Quỹ thời gian chúng tao bảo dưỡng là thế nào?
Kỹ thuật viên Trịnh Xuân Biên: Xe chạy nhiều thì vào kiểm tra sẽ mất thời gian, còn nếu bình thường sẽ khoảng 1 tiếng đến 2 tiếng.
PV: Xin cảm ơn anh.
Đua xe F1: Trang phục trong đua xe ô tô F1
Vào những năm đầu tiên khi F1 mới bắt đầu khởi tranh, các tay đua còn sử dụng những trang phục đơn thuần. Thế nhưng, một sự cố đã xảy ra vào năm 1976 khi chiếc xe của tay đua nổi tiếng Nicky Lauda bốc cháy. Từ đó, vấn đề bảo hộ cho các tay đua trong những trường hợp tương tự bắt đầu được quan tâm, và thế là bộ áo liền quần có khả năng chống cháy trở thành trang phục bắt buộc dành cho các tay đua mỗi khi tham gia trận đấu.
Những bộ áo liền quần của các tay đua được may từ vải sợi Nomex, loại vải dệt tổng hợp gồm nhiều thành phần khác nhau để tạo nên độ bền cao, chắc chắn, không thấm nước mềm và thoáng khí khi mặc, đặc biệt bộ áo liền quần của các tay đua F1 ngày nay có thể chịu nhiệt độ lên tới hơn 1000 độ C, tức là lớn hơn cả nhiệt độ cao nhất mà các đám cháy gây ra.
Bên cạnh đó một thiết bị an toàn khác mà các tay đua bắt buộc phải sử dụng là HANS, đây là một miếng tựa vai được làm từ vật liệu cacbon.
Miếng tựa cacrbon này được nối liền với mũ bảo hiểm để khi nếu có xảy ra tai nạn, HANS sẽ làm giảm đi phần lớn chấn thương cho cổ bằng cách hạn chế tối đa chuyển động mạnh xảy ra với đầu các tay đua khi có va chạm lớn.
Và cuối cùng một thứ không thể thiếu đó chính là chiếc mũ bảo hiểm. Được chế tạo kĩ càng và trải qua những giai đoạn kiểm tra nghiêm ngặt, với khả năng chịu lực cực tốt và chịu nhiệt lên đến 800 độ C, mũ bảo hiểm là thiết bị mang lại sự an toàn cao nhất trong môn đua xe Công thức 1. Không chỉ là thiết bị mang tính chất bảo vệ, những chiếc mũ bảo hiểm còn mang ý nghĩa là thứ để khán giả nhận ra các tay đua.
Theo Cục CSGT, khi người tham gia giao thông bị tạm giữ phương tiện vi phạm, nhưng không đến chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ không được cấp/đổi giấy phép lái xe, người vi phạm sẽ đối diện nguy cơ thường trực là bị xử lý rất nặng.
Những ngày giáp tết này, không khí chỉnh trang, cải tạo xung quanh công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang rất khẩn trương để hoàn thành những hạng mục cuối.
Sau hai tuần thực hiện Nghị định 168/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông bước đầu đã ghi nhận những chuyển biến tích cực.
Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Có một cái cây nhỏ bé và lặng lẽ nằm trên phố Lê Lai, ngay sát khuôn viên vườn hoa và tượng đài Lý Thái Tổ. Cái cây ấy chỉ được ngỡ ngàng nhận ra khi vào mùa hoa, khiến mọi bước chân qua Hồ Gươm đều phải lưu luyến.