Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làng Bái Ân: Ấn tượng nghề dệt truyền thống

Phóng viên - 15/06/2018 | 10:25 (GTM + 7)

VOVGT - Bái Ân có lẽ là ngôi làng duy nhất trên đất Thăng Long xưa được Vua Lý Thái Tổ đặt tên trong chuyến du xuân Tân Hợi năm 1011...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đình làng Bái Ân

Vào thời Lý, làng Bái Ân là một phường của kinh thành Thăng Long. Đầu thế kỷ XIX, phường Bái Ân thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Trong kháng chiến chống Pháp thuộc khu Đại La. Sau hòa bình lập lại thuộc xã Thái Đô, đến năm 1961 thuộc xã Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm. Từ tháng 9 - 1997 đến nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Trải qua hơn 1.000 năm xây dựng và phát triển, truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng vẫn được các thế hệ con cháu gìn giữ và phát huy. Đặc biệt hơn cả, Bái Ân có lẽ là ngôi làng duy nhất trên đất Thăng Long xưa được Vua Lý Thái Tổ đặt tên trong chuyến du xuân Tân Hợi vào năm 1011. Và xung quanh tên gọi của làng cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:

“Làng Bái Ân cổ thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Bái Ân xưa là đất học, có 1 người rất nổi tiếng trong việc dạy chữ là ông Lý Công Ẩn. Theo truyền thuyết, Lý Công Ẩn là người nổi tiếng khắp vùng và là người thầy đầu tiên dạy cho Ngô Tuấn, mà Ngô Tuấn sau này chính là Lý Thường Kiệt, người nổi tiếng với bài Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư.

Làng cũng như làng Yên Thái, Bái Ân cũng có nghề dệt, ruộng rất ít, người dân sống bằng nghề dệt và họ còn có 1 nghề khác là đi làm thợ đấu-tức là thợ đào đất ở Hồ Tây để cung cấp đất cho nhà máy gạch nằm ở phố Quán Thánh cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20”.

Làng Bái Ân nằm ven con sông Thiên Phù, ngày xưa khá thuận lợi giao lưu buôn bán nhưng dòng sông này cũng đã bị lấp từ lâu. Từ những thông tin lịch sử, địa lý trong cuốn sách “Vũ trung tuỳ bút” Phạm Đình Hổ có thể suy đoán việc hàn khẩu ở cửa sông Tô thông với sông Hồng đã xảy ra từ đầu thời Lê Trung Hưng, và từ đó, cửa sông Thiên Phù cũng được lấp vào thời này. Câu chuyện về dòng sông cổ khi xưa vẫn được người làng truyền tai nhau từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Với ông Hùng, người làng Bái Ân đã không giấu nổi sự xúc động mỗi khi nhớ lại nơi tổ tiên của ông bao đời sinh ra, lớn lên, trưởng thành và rồi lại nằm xuống nơi đây. Ông kể, nhà ông gần khu chợ Bưởi, cách Hồ Tây có vài trăm mét, có những ngày mùa hè trời nóng không thể nào ngủ được, ông lại rủ bạn bè ra hồ bơi lội và bắt cá.

Ngày xưa toàn ao chum ở đây. Bây giờ thành nhà cửa hết rồi. Toàn tứ xứ người ta được phân đất với mua đất ở đây. Chú là rái cá Hồ Tây, hồi bé đã bơi khắp từ am bờ bên này sang tận khách sạn Thắng Lợi chỗ đường Thanh Niên. Bơi, đi kéo ốc, đánh cá, tập thể dục.”

Cùng với giấy dó Bưởi, lĩnh lụa Trích Sài, giấy sắc làng Nghè, kẹo mạch nha An Phú, làng Bái Ân cũng nổi tiếng với nghề dệt lụa. Theo lịch sử phường Nghĩa Đô ghi, vào mùa xuân năm Tân Hợi (năm 1011), vua Lý Thái Tổ ngự thuyền rồng đi du xuân ra ngoại thành trên dòng sông Tô đến bến Giang Tân gần chợ Bưởi ngày nay thăm hỏi nhân dân.

Vua thấy mấy tấm lụa vẽ hình rồng đang uốn khúc bay để đón chào nhà vua, vua Lý Thái Tổ bèn dừng thuyền lên bến hỏi thăm dân làng về nội dung, nguồn gốc bức vẽ.

Khi được biết, người dân nơi đây có nghề dệt lụa nổi tiếng, biết góp công sức cùng nhà vua xây dựng Kinh thành, ghi nhớ tấm lòng của nhân dân nhà vua đã truyền cho đổi tên làng Tân, làng Nghè, làng Dâu thành xã Nghĩa Đô nghĩa là người dân kinh đô có nghĩa với vua và xóm Bãi đổi thành làng Bái Ân.

Trải qua nghìn năm lịch sử, bao thăng trầm, chiến tranh, loạn lạc, tách nhập, phân chia nhưng cái tên Nghĩa Đô - Bái Ân vẫn được giữ gìn như một niềm tự hào của dân làng cùng nghề dệt truyền thống. Ông Tuấn- một cao niên trong làng cho biết:

“Ngày xưa làng có nghề dệt lĩnh. Năm 45 đói kém thì nghề thất bát. Đến khi giải phóng miền Bắc thì năm 59 thành lập hợp tác xã. Hợp tác xã này to nhất Thủ đô lúc bây giờ là với khoảng 400 xã viên. Mượn các khu địa thế của đất đình làm nơi sản xuất mà chủ yếu là dệt khăn mặt xuất khẩu sang Liên Xô. Đến năm 1992, Liên Xô sụp đổ thì hợp tác xã không còn mặt hàng để bán nữa nên tự giải tán. Thế là đất đai toàn bộ lại giao trả cho làng, cho đình.”

Vùng Bưởi xưa là nơi lưu hợp của hai con sông Thiên Phù và Tô Lịch và có đến hàng chục làng nghề truyền thống cung cấp các sản phẩm mang trao đổi, buôn bán ở chợ Bưởi như lụa Yên Thái, Bái Ân, giấy Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã và dụng cụ sản xuất ở Xuân La, Xuân Đỉnh.

Ngày nay, chợ Bưởi được mở rộng, xây dựng khang trang, hiện đại nhưng vẫn duy trì được chợ phiên tại một khu vực riêng. Những phiên chợ Bưởi họp vào ngày mùng 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch tuần tự diễn ra từ khi nào không ai rõ, chỉ biết câu ca xưa như ghi nhớ cho người dân vùng Kẻ Chợ:

Chợ Bưởi một tháng sáu phiên

Ngày tư, ngày chín như duyên đèo bòng

Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm

Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.

Lễ kỷ niệm 1.000 năm vua Lý Thái Tổ đặt tên làng Bái Ân 

Thấm nhuần câu ca ấy, người dân làng Bái Ân vẫn tự hào khi được hòa nhịp trong dòng chảy của thời gian để mang những nét văn hóa xưa hội nhập với cuộc sống hiện tại.

“Chợ Bưởi như vậy hàng tháng là mùng 4 và mùng 9 là ngày phiên thế nhưng chợ Bưởi ngày xưa nó khác bây giờ. Người ta gọi là họp tự do trong một khuôn viên. Mới đây, người ta xây thành mấy nhà ba tầng nhưng thực chất người họp ít, không mang tính truyền thống như ngày xưa. Ngày xưa, cứ đến 19 tháng Chạp gọi là Phiên chợ trâu bò, người ta mang trâu bò đến chợ Bưởi để bán.”

Bái Ân ngày nay đã lên phố, nhưng những nét văn hóa làng xã với nghề truyền thống, những buổi chợ phiên vẫn được lưu giữ như thói quen từ bao đời. Một trong những điều góp phần làm nên nét đẹp của làng cổ đó là các di tích lịch sử đình làng, chùa vẫn tọa lạc sừng sững tại đây.

Điểm di tích đầu tiên có thể kể đến đó là chùa Dụ Ân, một ngôi chùa trang nghiêm trầm mặc nằm sát cánh đồng xưa. Thời tiền khởi nghĩa, chùa cũng là nơi lui tới của nhiều lãnh tụ như Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Quyết và nhiều cán bộ về đây xây dựng phong trào cách mạng của Đảng. Làng Bái Ân ngày nay đã thành một phố làng trù phú, đi trong làng thấy nhà cao tầng nhấp nhô choáng ngợp, cỏ cây hoa lá xanh tươi mát mắt.

Cụm di tích đình Bái Ân trong chiến tranh bị phá hủy khá nhiều, sau đó được sự ủng hộ của chính quyền và người dân nên đã được trùng tu, tôn tạo. Hiện, đình Bái Ân trở thành nơi hội họp của dân làng. Nhiều lớp người cao tuổi trong làng tình nguyện trông coi gìn giữ cho đình khang trang, sạch đẹp và luôn giáo dục con cháu ý thức gìn giữ cụm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.

Cũng chính tại làng Bái Ân, ngay từ đầu triều Lý, đã có một ngôi trường do vị tôn thất nhà Lý tên là Lý Công Ẩn mở và Ngô Tuấn, cậu bé ở phường An Xá bên bờ sông Nhị đã theo học tại đây để sau này trở thành vị danh tướng trong sự nghiệp giữ nước đó là Lý Thường Kiệt .Tên tuổi ông gắn liền với bài “thơ thần” vang lên bên dòng sông- chiến tuyến Như Nguyệt: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”.

Và hơn nửa thiên niên kỷ sau, cũng tại mảnh đất giữ ân nghĩa của vua ban, có một con dân của phường Bái Ân cũng tiếp tục sự nghiệp của tiền nhân trong công cuộc giữ gìn bờ cõi giang sơn không phải bằng binh lực mà bằng trí lực của một người từng đỗ đại khoa dưới triêu Lê.

Đó là Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Đình Hoàn, ông sinh năm 1661, mất năm 1743. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo nhưng trên một mảnh đất hiếu học của Kinh kỳ, Nguyễn Đình Hoàn đã đỗ Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Chính Hòa thứ 9 (1688) đời Vua Lê Hy Tông.

Nguyễn Đình Hoàn làm quan văn nhưng ở thời đại đất nước đang diễn ra cuộc phân tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài mà bộ máy quan liêu thời Lê thường trọng võ. Nguyễn Đình Hoàn tham chính trong bộ máy quan trường và những năng lực sớm bộc lộ giúp ông được giao trọng trách trấn ải những vùng quan trọng sau khi đã được về Kinh giữ chức Bồi tụng trong Phủ Chúa và đã từng làm đến chức Binh bộ hữu thị lang.

Có một hình ảnh để thế hệ hôm nay có thể hình dung về con người của lịch sử này. Đó là câu thơ tự ngẫm của Nguyễn Đình Hoàn khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao lúc tuổi đã tròn một hoa hội:

“Kiên trinh như đá, lòng son giữ nguyên một dạ

Kinh qua sương thu, tóc điểm bạc ngàn sợi

Trông ra muôn dặm trường thành hùng tráng…”

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //