Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Văn hóa sử dụng còi xe

Phóng viên - 31/03/2017 | 7:38 (GTM + 7)

VOVGT – Việc sử dụng còi xe bừa bãi tại các ngã tư, điểm giao cắt gây nhiều ức chế, khó chịu cho người tham gia giao thông.

Nghe nội dung chương trình tại đây:

Ảnh minh họa

Tại những đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM hiện nay không chỉ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí mà người dân tại các đô thị này đang phải chịu sức ép từ việc ô nhiễm tiếng ồn. Trong đó, việc sử dụng còi xe bừa bãi tại các ngã tư, điểm giao cắt gây nhiều ức chế, khó chịu cho người tham gia giao thông.

Tiếng còi xe cũng là nguyên nhân của không ít các vụ xô xát và tai nạn giao thông, đe dọa đến sự an toàn của nhiều người tham gia giao thông.

Đây là tiếng còi xe chúng tôi ghi lại tại khung giờ cao điểm trên đường Trần Phú Hà Đông, tại điểm giao cắt trước siêu thị Big C Hà Đông ngày 25/3/2017. Dòng phương tiện đông đúc, đan xen hỗn loạn nhưng các tài xế vẫn đua nhau bấm còi dù việc bấm còi chẳng giúp người ta đi nhanh hơn được.

Tình trạng này cũng diễn ra tương tự tại nhiều nút giao thông khác trên địa bàn thành phố vào giờ cao điểm. Mặc dù đèn đỏ còn tới 5 giây nữa mới chuyển sang đèn xanh, nhưng các phương tiện đã bấm còi liên tục, như “giục giã” người phía trước phải đi nhanh lên.

Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy rất mệt mỏi và ức chế mỗi khi phải lái xe trên đường. Phản ánh về tình trạng này, một số người dân cho biết:

Theo thiết kế, mỗi một phương tiện giao thông đều được trang bị bộ phận còi xe nhằm hỗ trợ cho việc cảnh báo người đi đường trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam lại đang sử dụng còi xe như một thói quen mà không nghĩ tới những ảnh hưởng, tác động của nó đối với sức khỏe, tâm lý của những người xung quanh.

Các nhà khoa học đã chứng minh, con người nếu thường xuyên tiếp xúc với độ ồn trên 75dB trong một thời gian dài sẽ khiến con người hay cáu bẳn, khó chịu và gây gổ. Và nếu phải sống và làm việc trong môi trường có tiếng ồn thường xuyên rất dễ làm con người bị đãng trí, ít có phản xạ với âm thanh xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và công việc. Với mức ồn lớn hơn 100 dB, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới tai và sau đó là hệ thần kinh, tim mạch của con người.

Thực tế cho thấy, người tham gia giao thông tại các đô thị lớn thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn nên dễ trở nên căng thẳng và dễ nổi nóng. Đôi khi chỉ một vài tiếng còi xe sử dụng không đúng thời điểm có thể là nguyên nhân của các vụ va chạm, xô xát không đáng có. Nhiều trường hợp còn cho rằng, việc sử dụng còi xe như là cách thể hiện bản thân khi tham gia giao thông trên đường. Không ít lái xe đã tự “độ” còi xe thành còi hơi, còi hú …với những âm lượng lớn dễ gây giật mình, đe dọa đến sự an toan của những người tham gia giao thông.

Anh Nguyễn Văn Đức lo ngại về tình trạng xe tải sử dụng còi hơi khi lưu thông qua khu vực trường học trên đường Tứ Hiệp ở huyện Thanh Trì, Hà Nội:

Bác Nguyễn Văn Mạnh, ở Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, các quy định về việc sử dụng còi xe đều được giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình cấp bằng lái xe. Tuy nhiên, một bộ phận người tham gia giao thông vẫn cố tình vi phạm các quy định này. Bác Mạnh nói:

Bác Nguyễn Thị Hồng, ở Hoàn Kiếm cho rằng, việc sử dụng còi xe bừa bãi trong khu vực đông dân cư không chỉ vi phạm quy định của pháp luật mà còn thể hiện ý thức thiếu văn hóa của một bộ phận người tham gia giao thông. Trong khi đó, tại quốc gia láng giềng của Việt Nam, người tham gia giao thông rất hiếm khi sử dụng còi xe.

Bác Nguyễn Thị Hồng nói:

Tại Singapore và Thái Lan, việc sử dụng còi xe cũng được người tham gia giao thông rất hạn chế sử dụng và tuyệt đối cấm tại các khu vực trường học, bệnh viện. Trong khi đó, tại Anh, việc sử dụng còi xe trong các thành phố bị cấm từ 11h đêm hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau. Đối với những trường hợp vi phạm quy định sử dụng còi xe có thể bị phạt 30 bảng anh, tương đương 1 triệu đồng. Còn tại thành phố New York (Mỹ), lái xe sẽ phải nộp phạt tới 350 USD nếu sử dụng còi sai quy định.

Nghị định số 46/2016 quy định, các phương tiện mô tô sử dụng còi xe trong khu vực đông dân cư trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau bị phạt tiền từ 80 nghìn đến 100 nghìn đồng, trong khi hành vi tương tự đối với phương tiện xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 100- 200 nghìn đồng; Đối với hành vi bấm còi liên tục trong khu dân cư sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng đối với phương tiện xe mô tô và 600 đến 800 nghìn đồng đối với xe ô tô. Trường hợp xe sử dụng còi có âm lượng vượt quá mức cho phép có thể bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với ô tô và 100-200 nghìn đồng đối với xe mô tô.

Đứng trên góc độ là nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Hoàng Chương cho rằng, việc sử dụng còi xe không chỉ thể hiện trình độ của người lái xe mà còn thể hiện sự văn minh của các đô thị. Việc sử dụng còi xe thể hiện sự lạc hậu, phản văn hóa và chúng ta cần loại bỏ. Bởi vậy, Việt Nam cần có những biện pháp để hạn chế việc sử dụng còi xe bừa bãi và xây dựng nét văn hóa khi tham gia giao thông.

Giáo sư Hoàng Chương đề xuất:

Sử dụng còi xe bừa bãi không chỉ gây ra tình trạng ô nhiễm tiếng ồn mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Để hạn chế các tình trạng sử dụng còi xe bừa bãi, trong thời gian tới các cơ quan chức năng cần thực hiện song song các biện pháp tuyên truyền đi đối với việc tăng mức xử phạt các trường hợp vi phạm. Bởi nó không chỉ góp phần cải thiện chất lượng đời sống của người dân mà còn thể hiện sự văn minh, phát triển của các đô thị lớn.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần giáo dục, thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông trong việc sử dụng còi xe như là một cách thể hiện hành vi có văn hóa khi tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Người lao động vất vả trong cái nắng đầu hè

Những ngày cuối tháng Tư, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết trở nên oi bức hơn, dù mới chỉ chớm đầu hè. Nền nhiệt ngoài trời dao động trong khoảng xấp xỉ 40 độ C, có thời điểm cao hơn, khiến sinh hoạt người dân vất vả hơn, dù trước đó vài ngày tiết trời cuối xuân vẫn còn mát dịu

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.

Nhà ở lưng chừng dốc

Nhà ở lưng chừng dốc

Ở Hà Nội có nhiều con ngõ dốc khá đặc biệt, nối lên các đường đê quai. Những con ngõ dốc vốn nhỏ bé và yên bình, khuất lấp dưới mặt đường đê được tôn cao nên lại càng khiêm tốn trong sự chú ý của mọi người.

// //