Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Về làng Chóa ngắm những Về làng Chóa ngắm những

Về làng Chóa ngắm những "bàn tay đen"

Phúc Tài   •   9:28 21/02/2023

Cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 1 giờ đồng hồ đi xe máy sẽ tới làng Chóa – làng nghề làm hương đen hơn trăm tuổi, nay tên là thôn Lạc Trung, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Hương đen của làng Chóa có hương thơm tự nhiên, đặc biệt là thấm nước vẫn có thể cháy được. Nguyên liệu chính để làm ra hương đen làng Chóa là: nhựa trám, than hoa, nứa.

Để làm ra hương đen, sẽ qua các bước như làm tăm hương, trộn nguyên liệu, se hương. Trong đó khâu làm tăm hương là bước đầu tiên.

Để làm ra hương đen, sẽ qua các bước như làm tăm hương, trộn nguyên liệu, se hương. Trong đó khâu làm tăm hương là bước đầu tiên.

Tăm hương được làm ra từ những cây nứa thẳng, không bị sâu hay mối mọt. Trước khi đem đi vót, nứa đã được ngâm trong 3 tháng. Cách đặt dao để vót nứa làm tăm hương cũng phải cẩn thận để làm sao tăm hương khi hoàn thành đúng kích cỡ, độ dài.

Tăm hương được làm ra từ những cây nứa thẳng, không bị sâu hay mối mọt. Trước khi đem đi vót, nứa đã được ngâm trong 3 tháng. Cách đặt dao để vót nứa làm tăm hương cũng phải cẩn thận để làm sao tăm hương khi hoàn thành đúng kích cỡ, độ dài.

Ngày nay, khách có nhiều yêu cầu, có người thích chân hương nhuộm đỏ, có người lại thích để tự nhiên không nhuộm.

Ngày nay, khách có nhiều yêu cầu, có người thích chân hương nhuộm đỏ, có người lại thích để tự nhiên không nhuộm.

Sau khi vót và nhuộm xong tăm hương sẽ được đem đi phơi khô.

Sau khi vót và nhuộm xong tăm hương sẽ được đem đi phơi khô.

Việc phơi tăm hương cũng đòi hỏi người phơi phải cẩn thận. Khi đặt từng bó tăm hương xuống người phơi dùng tay 'xoa' đều tăm hương tẽ ra từng thẻ một để đảm bảo ánh sáng vào đủ giúp khô từng tăm hương.

Việc phơi tăm hương cũng đòi hỏi người phơi phải cẩn thận. Khi đặt từng bó tăm hương xuống người phơi dùng tay "xoa" đều tăm hương tẽ ra từng thẻ một để đảm bảo ánh sáng vào đủ giúp khô từng tăm hương.

Chia sẻ với phóng viên VOV Giao thông, ông Đào Sỹ Oanh, làng Chóa, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã có gần 50 năm trong nghề cho biết, để làm ra được một cây hương đen sẽ qua các bước như: pha trộn nguyên liệu (nhựa trám, than hoa); xử lý tăm hương; “se” hương và đem đi phơi.

Các bước này đều phải làm tỉ mẩn, tuân thủ công thức, đặc biệt là pha trộn các nguyên liệu. Chỉ riêng phần nhựa trám cũng phải lựa chọn rất kỹ, nhựa từ cây trám già sẽ cho ra mùi hương khác với nhựa từ cây trám non.

“Nhựa trám già khi đốt sẽ cho ra mùi hương thơm, vậy nên cây càng già thì hương càng thơm, ngày nay để lấy được nhựa trám tôi thường nhập ở các tỉnh phía Nam. Để có sản phẩm chất lượng cơ bản là cách pha trộn nhựa trám, than hoa. Cái này là do kỹ năng, bí quyết của từng nhà”, ông Oanh nói.

Nguyên liệu trộn ra hương đen gồm nhựa trám, than hoa.

Nguyên liệu trộn ra hương đen gồm nhựa trám, than hoa.

Mỗi gia đình sẽ có tỉ lệ pha trộn khác nhau, nhưng nhìn chung khâu nhào trộn các loại nguyên liệu phải làm thật đều tay để đảm bảo các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.

Mỗi gia đình sẽ có tỉ lệ pha trộn khác nhau, nhưng nhìn chung khâu nhào trộn các loại nguyên liệu phải làm thật đều tay để đảm bảo các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.

Máy móc sẽ tham gia trợ giúp người làm hương trong công đoạn trộn các nguyên liệu. Tại máy này thiết kế một khoang để nhào, sau đó nguyên liệu thành phẩm sẽ đẩy ra đầu máy theo đầu vòi.

Máy móc sẽ tham gia trợ giúp người làm hương trong công đoạn trộn các nguyên liệu. Tại máy này thiết kế một khoang để nhào, sau đó nguyên liệu thành phẩm sẽ đẩy ra đầu máy theo đầu vòi.

Sau khi hoàn thành khâu nhào trộn nguyên liệu, sẽ đến bước se hương. Se hương nhìn có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi nắm chắc kỹ thuật.

Hương được se trên bàn se, bên cạnh đặt một chậu nước, khi se hương người làm dùng tay nhúng vào nước rồi thoa lên mặt bàn làm ẩm để se dễ dàng hơn.

Ông Đào Sỹ Oanh thực hiện công đoạn se hương.

Ông Đào Sỹ Oanh thực hiện công đoạn se hương.

Hiện nay nhiều nhà ở làng Chóa đã vận dụng máy móc làm hương để nâng cao năng suất. Theo người dân “một máy làm có thể bằng 10 người”. Năng suất là vậy, nhưng vẫn có những nhà vẫn làm bằng tay như nhà ông Đào Sỹ Oanh, ông Ngô Bá Thành.

Ông Thành chia sẻ, hương là một sản phẩm tâm linh, bản thân ông và gia đình muốn tự tay làm từ khâu nhỏ nhất như vót tăm hương, rồi đến những khâu quan trọng hơn như trộn nguyên liệu, phơi hương… để khi ra sản phẩm không chỉ là chất lượng mà còn cái tâm, sự trân trọng từ người làm.

Sau công đoạn se hương sẽ đến công đoạn phơi. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, hương chỉ cần đem dựng phơi trong nhà từ 7-10 ngày cho khô là có thể dùng được.

Ông Ngô Bá Thành chia sẻ, thường vào mùa đông hương sẽ khô nhanh hơn, nhưng se hương lại khó hơn vì nguyên liệu dễ bị cứng. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu thời gian nhận hàng của khách sẽ có cách pha trộn cho nguyên liệu khô nhanh hơn.

Tuỳ vào bí quyết của từng gia đình cũng như điều kiện thời tiết có thể dựng trong nhà hoặc đem hương phơi ngoài trời.

Tuỳ vào bí quyết của từng gia đình cũng như điều kiện thời tiết có thể dựng trong nhà hoặc đem hương phơi ngoài trời.

Tiếng lành đồn xa, khách buôn từ khắp nơi đã tìm về làng Chóa để mua hương đen. Trong đó, thị trường tiêu thụ loại hương này nhiều nhất là Hà Nội (đa phần ở các chùa lớn), Thái Nguyên, Hải Phòng,… thậm chí là buôn đi cả các tỉnh phía Nam.

Ông Đào Sỹ Oanh cho biết, hương ở làng làm tùy theo kích thước yêu cầu của khách, nhưng chủ yếu sản suất 3 loại: ngắn nhất là dài 30cm, ở giữa dài từ 50cm-80cm, còn dài hơn là 1m2; giá giao động trong khoảng từ 25.000 – 400.000/ bó 100 cây.

Thời gian khách buôn về làng Chóa lấy hương nhộn nhịp nhất là từ tháng 8 đến tháng 12 để phục vụ cho dịp Tết, cũng vào thời điểm này những cơ sở xuất hương thủ công như nhà ông Oanh, ông Thành phải thuê thêm người cho kịp hàng Tết.

“Cứ đến gần Tết tôi thuê thêm 10 người làm ngồi kín xưởng, tay nghề thợ se hương cũng được tuyển chọn kỹ càng. Làm hương này không khó, kể cả một đứa trẻ 10, 12 tuổi cũng có thể ngồi se hương, nhưng quan trọng là kỹ năng để khi ra thành phẩm nhìn vào que hương ngoài bề mặt phải mịn màng, còn khi cầm vào phải rắn chắc”, ông Oanh nói.

Trong các kích cỡ, loại hương đen cỡ 35cm và 50cm - 80cm có vẻ chuộng người dùng hơn.

Trong các kích cỡ, loại hương đen cỡ 35cm và 50cm - 80cm có vẻ chuộng người dùng hơn.

Ông Ngô Bá Thành sắp sếp lại hương để chuẩn bị giao cho khách buôn.

Ông Ngô Bá Thành sắp sếp lại hương để chuẩn bị giao cho khách buôn.

Trung bình cứ 100 que hương sẽ buộc thành một bó.

Trung bình cứ 100 que hương sẽ buộc thành một bó.

Khi được hỏi về nỗi trăn trở mai một nghề truyền thống, ông Oanh và ông Thành đều chia sẻ sẽ cố gắng giữ gìn và phát huy nghề làm hương hơn trăm tuổi này. Bản thân ông Oanh cũng đã truyền nghề cho con trai mình.

“Bản thân tôi sinh ra và lớn lên ở làng nghề này, ông cha đã truyền lại nghề cho tôi vậy nên tôi cũng hiểu mình phải phát huy và chỉ dạy cho các thế hệ sau gìn giữ nghề. Mình làm có nghề, rồi giỏi nghề, chắc nghề tự khắc sẽ có mọi thứ”, ông Oanh nhấn mạnh./.