TP.HCM: Xây dựng cơ sở điều trị ung thư và nhiều bệnh khác trị giá 40 triệu USD
Trọng Nhân - 09/04/2023 | 18:17 (GTM + 7)
Từ năm 2023 - 2025, bệnh viện FV sẽ đưa vào hoạt động trung tâm Chẩn đoán quy mô lớn và khánh thành thêm một toàn nhà “H” để mở rộng trung tâm điều trị ung thư, chạy thận nhân tạo, cấy ghép tủy… tại TPHCM.
Thông tin này được Bác sĩ Jean - Marcel Guillon - Tổng Giám đốc Bệnh viện FV cho biết tại buổi lễ “Hành trình 20 năm mang Y tế chất lượng Quốc tế đến Việt Nam” diễn ra trong ngày 9/4.
Theo đó, trong năm 2023, bệnh viện FV (FV) sẽ đưa vào hoạt động Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn & Trung Tâm Chẩn Đoán quy mô lớn tại trung tâm TP.HCM.
Năm 2025, khánh thành thêm một tòa nhà “H” cao 7 tầng hiện hữu ở quận 7. Đây là cơ sở để FV tiếp tục mở rộng Trung tâm điều trị ung thư, trung tâm Tiêu hóa gan mật, chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm …
“Đây là một dự án mở rộng với số vốn đầu tư dự kiến trị giá 40 triệu USD để nâng tầm Y tế Việt Nam phát triển hơn nữa, phục vụ người dân. Đối với chúng tôi thì sự trung thực là quan trọng nhất và chúng tôi xác định dịch vụ chất lượng cao đồng nghĩa với việc phải đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu”, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV cho biết.
Tại buổi lễ, PGS.TS, BS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao về tinh thần không ngừng nỗ lực trong công tác khám chữa bệnh, góp phần nâng tầm phát triển Y khoa tại Việt Nam của Bệnh viện FV vừa qua.
“Với một bệnh viện đầu tư 100% vốn nước ngoài, 20 năm chặng đường đã nỗ lực vượt qua rất nhiều những khó khăn, thách thức để đến giờ phút này, qua 20 năm tăng trưởng 20 lần có thể nói bệnh viện FV đã rất thành công. Tôi rất mong thời gian tới bệnh viện sẽ có những bước tiến vượt bậc hơn nữa, mang đến nền Y khoa tiên tiến để bảo vệ sức khỏe người dân”, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế nói.
Theo ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, hiện nay chất lượng đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện FV đang ngày một phát triển và trở thành những “thiên thần áo trắng” chủ chốt của nền Y khoa TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
“Phương châm phát triển của bệnh viện FV hết sức phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM và Việt Nam. Khi trong giai đoạn đầu phần lớn các vị trí chủ chốt là các bác sĩ là nhân viên người nước ngoài. Nhưng hiện nay thì hầu hết các vị trí này là do các bác sĩ người Việt Nam đảm nhận. Điều này thể hiện sự đánh giá về chất lượng tay nghề của Bác sĩ nước ta, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của các nhà sáng lập bệnh viện FV đối với người Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá.
Được biết, ngày 11/3/2003, Bệnh viện FV đi vào hoạt động và trở thành bệnh viện 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, với trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại hàng đầu cùng đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm; là Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận HAS (của Pháp) năm 2007; trở thành bệnh viện đầu tiên ở phía Nam 3 lần liên tiếp đạt con dấu vàng của JCI – đơn vị thẩm định chất lượng y tế uy tín hàng đầu thế giới.
Qua 20 năm, bệnh viện đã điều trị cho gần 5 triệu lượt bệnh nhân. Trong đó 75% là bệnh nhân người Việt Nam, 25% là bệnh nhân người nước ngoài. Tỷ lệ chăm sóc sức khỏe cho người nước ngoài khá cao không những góp phần gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn khẳng định năng lực y tế Việt Nam với cộng đồng y khoa quốc tế.
Thời gian qua, FV đã thành lập quỹ “Nâng bước tuổi thơ” để mời được nhiều chuyên gia phẫu thuật hàng đầu thế giới về Việt Nam điều trị cho hơn 600 trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Đáng chú ý, tất cả các em và người thân đều được chu cấp trọn vẹn mọi chi phí trong quá trình điều trị và các em được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc y tế theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, các bác sĩ của FV và cả những chuyên gia đầu ngành từ khắp nơi trên thế giới đã cùng thực hiện nhiều ca phẫu thuật khó để kéo dài sự sống cho nhiều bệnh nhân ung thư; giữ lại bàn tay, đôi chân cho những trường hợp tưởng chừng phải sống chung với tình trạng khuyết chi; phục hồi thị lực cho bệnh nhân hỏng giác mạc…
Bên cạnh đó, để nhiều người dân được thụ hưởng dịch vụ y tế quốc tế với chi phí hợp lý, FV đã nỗ lực rất lớn để bệnh nhân có thể áp dụng cả bảo hiểm y tế nhà nước, tư nhân, quốc tế.
Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.
11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.
Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.
Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.
Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.
Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.