Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sách giáo khoa cũ: Cho không được, dùng lại không xong

Nguyễn Yên - 04/06/2022 | 7:24 (GTM + 7)

Năm học vừa kết thúc, nhiều trường đã bắt đầu cho học sinh đăng ký mua sách giáo khoa cho năm tiếp theo. Nhìn những bộ sách vừa sử dụng còn mới nguyên, nhiều phụ huynh bối rối và tiếc của.

Kể từ khi áp dụng một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, mỗi năm, mỗi địa phương chọn một bộ, và cùng một nơi có thể năm sau cũng không giống năm trước.

Điều này khiến cho sách giáo khoa rất khó tái sử dụng. Hàng chục nghìn cuốn sách phải bỏ chỉ sau một lần dùng, gây lãng phí tiền tỉ và ảnh hưởng tới môi trường.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Những ngày gần đây, khi dọn dẹp góc học tập cho hai con đang học tiểu học, chị Nguyễn Thu Hằng ở quận Tây Hồ, Hà Nội tìm ra nhiều quyển trong bộ sách giáo khoa còn mới nguyên. 

Chị Hằng băn khoăn chưa biết làm thế nào với số sách "cũ mà mới" này bởi khi con học xong 1 năm, chị không mang cho ai được vì mỗi trường chọn mỗi bộ sách khác nhau.

Chị xót xa khi phần lớn năm qua học online nên chỉ dùng chủ yếu các sách toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, còn những quyển khác dù mới nguyên mà không biết cho ai.

"Gia đình tôi như nhiều gia đình khác, có 2 bạn học tiểu học, cuối năm các con mang về số lượng sách lớn mà tôi đã mua từ đầu năm, nhiều quyển còn mới nguyên mà tôi muốn mang đi từ thiện hoặc gửi về quê cho các cháu nhưng giờ tôi không biết xử lý thế nào; mà thật tâm thì nó vẫn là những kiến thức cần thiết nên để được sử dụng thì tốt hơn", chị Hằng nói.

Từ năm học 2020, bắt triển khai "một chương trình, nhiều bộ sách", các sách được chọn không bắt buộc thuộc cùng một bộ và sách giáo khoa được dùng ở mỗi trường một khác.

Vì thế, gia đình có con chuyển trường giữa chừng như chị Nguyễn Thị Hà, ở Đông Anh phải mua thêm sách mới. Khi hết năm học, chị Hà rất tiếc bởi không thể để lại số sách đó cho đứa con thứ 2: "Năm nay lại là một bộ sách mới, tâm lý mình rất hoang mang khi năm nào cũng có sự thay đổi, mình thấy lãng phí khi không để lại được sách cho đứa em học, cũng chẳng cho ai được. Giờ chỉ để bán giấy vụn chứ chả để làm gì, mình thấy tiếc nuối".

Empty

Trong khi đó, chị Triệu Thị Dung, ở Quỳnh Nhai, Sơn La chia sẻ, tại đây có nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn nên trẻ em rất khó tiếp cận sách giáo khoa mới, thậm chí 2,3 em chung một bộ sách.

Thế nhưng, rất khó để học lại những bộ sách năm trước bởi có những sách đi kèm tài khoản riêng để đăng nhập vào học.

"Mỗi năm mà thay một bộ sách với bọn em thực sự lãng phí vì trên miền núi nhiều phụ huynh không có tiền mua sách cho con.

Nếu có thể tận dụng được sách, năm nay em mua rồi thì năm sau có thể nhượng lại nhưng với điều kiện là bộ sách đó không thay đổi. Mong muốn của chúng em là hạn chế thấp nhất việc thay đổi này", chị Dung cho biết.

Empty

Anh Hồ Nghĩa Đàn, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, người đứng ra tổ chức chương trình "Tặng, Đổi Sách Giáo Khoa cho nhau" tại địa phương cho biết, trong những trang sách cũ, tri thức vẫn vẹn nguyên giá trị nên anh mong muốn, những ai có sách không dùng, chưa dùng đến thì trao đổi, cho tặng lại để các cháu học sinh đều có sách đến trường.

Như vậy, vừa không lãng phí tài nguyên sách vừa giúp mọi người tiết kiệm tài chính, gắn kết và chia sẻ cùng nhau.

"Thông thường mỗi tỉnh lựa chọn một bộ sách riêng nên để trao đổi sách từ địa phương này sang địa phương là vướng mắc thực sự. Làm sao mỗi địa phương có một chương trình trao đổi sách riêng để hướng đến việc tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên và kiến thức".

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, sẽ là một sự lãng phí quá lớn khi kết thúc mỗi năm học là bỏ đi hàng trăm triệu bản SGK. Đó là chưa bàn tới chuyện, lãng phí sách còn gây ảnh hưởng tới môi trường: "Ảnh hưởng tới túi tiền của người dân rất ghê gớm nên phải làm sao để sách giáo khoa ổn định để người dân bớt một khoản chi. SGK không thể mỗi năm lại thay đổi một lần được mà phải tìm ra cách cơ bản và phổ thông để đưa vào SGK và nó có chu kỳ, bao nhiêu lâu mới thay đổi một lần".

Trên thực tế nhiều năm gần đây, học sinh sử dụng SGK rồi bỏ đi, bán đồng nát là chính, việc được tái sử dụng không nhiều.

Hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng những cuốn sách giáo khoa theo chương trình mới không thể tái sử dụng trên cả nước. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, mức thiệt hại mà số sách này gây ra có thể lên tới hàng tỷ đồng.

Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //