Tết Nguyên đán đã cận kề, khắp phố phường rộn ràng không khí tết, tấp nập cảnh kẻ mua người bán, chủ yếu là những mặt hàng phục vụ cho mấy ngày tết sắp tới. Sáng sớm, mưa bụi kèm không khí lạnh tràn về khiến ai cũng co ro áo ấm ra đường đón xuân...
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, khắp phố phường Hà Nội đã ngập tràn không khi đón Xuân Sắc hoa đào đỏ thắm khắp phố phường. Hoa đào, đặc biệt là đào Nhật Tân, là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình Hà Nội ngày tết Nguyên đán Có thể nói hoa đào tượng trưng cho ngày Tết Chợ hoa truyền thống Hàng Lược những ngày này không khí rất rộn ràng Những cành đào nhỏ được mua về cắm trên ban thờ ngày Tết... Cành đào với hình dáng phổ biến nhất trong thú chơi hoa ngày tết Đi chơi chợ hoa là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt ngày tết Nguyên đán Nhiều năm gần đây, một "sở thích" mới của nhiều người là cắm một cành đào mà được nhiều người gọi là "đào huyền", bởi dáng đổ dài nghiêng sang một bên, khác hẳn với cành đào truyền thống Em bé được bế đi chơi chợ hoa mà quá buồn ngủ nên ngủ vùi trên vai ông Một góc chợ hoa Hàng Lược là chợ đồ cổ, đồ cũ, thu hút rất nhiều người đến ngắm. Chợ đồ cổ này có điều đặc biệt là mỗi năm cũng chỉ họp một lần, người bán có vẻ như cũng không cần phải bán được nhiều hàng, cũng không quan tâm khách có mua hay không, và cũng không hề khó chịu khi khách ngồi hàng giờ đồng hồ ngắm nghía hàng - miễn là tất cả đều vui và thể hiện chung niềm đam mê với những món đồ cổ, đồ cũ ấy. Có lẽ đó là một trong những nét sinh hoạt văn hóa rất đặc biệt của phiên chợ ngày tết này. Một người mua đồ mã về để chuẩn bị cho việc cúng giao thừa Ngày tết, mặt hàng quần áo cũng được bày bán nhiều hơn. Ngày tết, theo phong tục của người Việt, ai cũng muốn có một bộ quần áo mới để "diện Tết" Có lẽ tục mặc quần áo mới ngày tết xuất phát từ quan niệm muốn đem lại sự may mắn, rũ bỏ cái cũ chào đón năm mới, cũng là thể hiện mong muốn sự ấm no, hạnh phúc... Một người bán đồ trang sức "mỹ ký" ở chợ Đồng Xuân đang sắp xếp lại món hàng bày bán Người Việt cũng thường cúng gà trong đêm giao thừa và những ngày Tết, nên đây là một trong những mặt hàng phổ biến ở các khu chợ Cuối năm, niềm vui được ngồi cùng bạn nói chuyện bên ấm trà xuân Những người buôn thúng bán mẹt tranh thủ nốt những ngày cuối năm kiếm thêm chút tiền rồi về quê ăn tết Người thợ cắt tóc trên phố Đinh Liệt. Cũng theo truyền thống, nhiều người sẽ chọn ngày cuối năm để cắt tóc, như một cách rũ bỏ những điều còn vương vấn trong quá khứ, năm cũ, thay đổi diện mạo để đón chào năm mới, đón chào sự may mắn Một quán cà phê trên phố Đinh Liệt trang trí bắt mắt thu hút khách hàng Nhưng quả cau, đĩa hoa cúng được người Hà Nội rất chuộng mua về cúng tết Một hàng bán những món đồ chế biến sẵn cho mâm cơm cúng giao thừa ở chợ Hàng Bè Trên ban thờ, mâm ngũ quả là điều quan trọng nhất, và trong đó không thể thiếu nải chuối. Nhiều người quan niệm những nải chuối có số lẻ sẽ đem lại may mắn, ví dụ như 15 quả, 17 quả, 19 quả hoặc nhiều hơn... tùy nhu cầu. Nhưng để mua được một nải chuối với số quả ưng ý, người ta phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Trung bình, một nải chuối đẹp được bán ở chợ trong thời điểm này có giá khoảng 400-500 ngàn đồng, có những nải chuối đẹp với số quả lẻ đẹp lên tới hàng triệu đồng/1 nải Những món ăn ngày Tết bây giờ không cần phải ngồi nhà cầu kỳ chế biến, cứ ra chợ là có người phục vụ đủ nhu cầu
--- --- --- Một chậu hoa cúc cảnh với màu sắc khá lạ mắt vừa được mua về bày tết của một gia đình trên phố Cầu Gỗ Ngày 30 Tết, không thể thiếu một nồi nước lá mùi để tắm rửa tẩy trần, đón chào năm mới --- --- Sáng sớm, nhiều người đã rủ nhau ra phố mua hoa đào Bác Hòa - một thợ đánh giày trên phố cổ đang tranh thủ ngày cuối cùng trước khi thu dọn đồ về quê ăn Tết. Bác Hòa quê ở Khoái Châu, Hưng Yên. Bác cho biết, năm nay bác làm ăn cũng tạm, đủ ăn đủ mặc, lại để ra được một chút tiền về phụ giúp gia đình, cũng như chuẩn bị được một cái tết, theo bác là sung túc hơn mọi năm...