Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Những sự kiện giao thông nổi bật năm 2023 do VOV Giao thông bình chọn Những sự kiện giao thông nổi bật năm 2023 do VOV Giao thông bình chọn
Mạnh Đồng - Phúc Tài   •   5:29 26/12/2023

Năm 2023 ghi nhận nhiều diễn biến nổi bật trong lĩnh vực giao thông vận tải và TTATGT. Có những điểm nhấn như một lời khẳng định mạnh mẽ, mở ra hi vọng về bước tiến của hạ tầng, bước lùi của tai nạn. Trái lại, cũng có những điểm nhấn như dấu lặng của suy tư về sự ngổn ngang trong quản lý.

Song, theo một cách nào đó, tất cả những sự nổi bật này đều là hành trang cần thiết, để chuẩn bị cho những bước chắc chắn hơn của trật tự an toàn giao thông và vận tải trong thời gian tới. Hãy cùng VOV Giao thông nhìn lại những dấu ấn này.

1. VÀNH ĐAI 4 VÙNG THỦ ĐÔ, VÀNH ĐAI 3 TP. HCM VÀ CÁC TUYẾN CAO TỐC VƯƠN MÌNH

Sau hơn 3 tháng khởi công, đến nay, dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đã phê duyệt và thu hồi đất được gần 92%, các nhà thầu cũng mở 29 mũi thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Sau hơn 3 tháng khởi công, đến nay, dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đã phê duyệt và thu hồi đất được gần 92%, các nhà thầu cũng mở 29 mũi thi công, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông tại Thủ đô, tạo nên sự kết nối vùng với các tỉnh và tạo ra không gian phát triển mới cho những nơi có dự án đi qua.

Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần giải tỏa ách tắc giao thông tại Thủ đô, tạo nên sự kết nối vùng với các tỉnh và tạo ra không gian phát triển mới cho những nơi có dự án đi qua.

Đối với dự án đường Vành đai 3 TP. HCM, dù được xác định có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của các địa phương tuyến đi qua; đồng thời, dự án còn là tiền đề, điều kiện để kêu gọi đầu tư, phát triển khu đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, song sau 6 tháng khởi công, đến nay, việc bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn gặp một số vướng mắc và nguy cơ thiếu cát đắp nền khiến Dự án Vành đai 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh khó triển khai đúng tiến độ….

Đối với dự án đường Vành đai 3 TP. HCM, dù được xác định có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của các địa phương tuyến đi qua; đồng thời, dự án còn là tiền đề, điều kiện để kêu gọi đầu tư, phát triển khu đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, song sau 6 tháng khởi công, đến nay, việc bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn gặp một số vướng mắc và nguy cơ thiếu cát đắp nền khiến Dự án Vành đai 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh khó triển khai đúng tiến độ….

Hàng loạt dự án cao tốc được đưa vào vận hành khai thác và đẩy mạnh tiến độ trong năm 2023, tạo điều kiện kết nối giao thông, dần hiện thực hóa mục tiêu tạo đột phá về hạ tầng….

Hàng loạt dự án cao tốc được đưa vào vận hành khai thác và đẩy mạnh tiến độ trong năm 2023, tạo điều kiện kết nối giao thông, dần hiện thực hóa mục tiêu tạo đột phá về hạ tầng….

Cụ thể, đoạn cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 được khánh thành đúng dịp 30/4 và 1/5; đặc biệt là cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây lưu thông với tốc độ tối đa 120 km/h dần hóa giải những nút thắt về hạ tầng giao thông cho khu vực Đông Nam Bộ.

Cụ thể, đoạn cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 được khánh thành đúng dịp 30/4 và 1/5; đặc biệt là cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây lưu thông với tốc độ tối đa 120 km/h dần hóa giải những nút thắt về hạ tầng giao thông cho khu vực Đông Nam Bộ.

Đánh giá về những kết quả này, tại lễ khánh thành 2 dự án cao tốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ GTVT, các Bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị liên quan đã nỗ lực thực hiện, cùng sự đồng lòng của nhân dân, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, mở ra không gian phát triển mới, đặc biệt giảm chi phí logistic, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Theo Bộ GTVT, từ cuối năm 2023 đến cuối năm 2025, sẽ tiếp tục đưa 1.100 km cao tốc vào khai thác. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp từ khoảng 18-2% về mức 12% trong tổng giá thành như các nước trong khu vực.

Đánh giá về những kết quả này, tại lễ khánh thành 2 dự án cao tốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ GTVT, các Bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị liên quan đã nỗ lực thực hiện, cùng sự đồng lòng của nhân dân, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, mở ra không gian phát triển mới, đặc biệt giảm chi phí logistic, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Theo Bộ GTVT, từ cuối năm 2023 đến cuối năm 2025, sẽ tiếp tục đưa 1.100 km cao tốc vào khai thác. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp từ khoảng 18-2% về mức 12% trong tổng giá thành như các nước trong khu vực.

2. TÀI XẾ ĐÃ SỢ THỔI CỒN

11 tháng đầu năm 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 696 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, chiếm 23% tổng số vi phạm TTATGT.

11 tháng đầu năm 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 696 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, chiếm 23% tổng số vi phạm TTATGT.

Trong đó riêng 45 ngày tổ công tác đặc biệt của Cục CSGT tăng cường xuống các địa phương (từ 30/8 đến 15/10/2023) đã xử lý hơn 6.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 232 trường hợp là cán bộ, công chức vi phạm, cá biệt có những trường hợp là Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban ATGT huyện, Trưởng Công an phường… cũng bị xử lý vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.

Trong đó riêng 45 ngày tổ công tác đặc biệt của Cục CSGT tăng cường xuống các địa phương (từ 30/8 đến 15/10/2023) đã xử lý hơn 6.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có 232 trường hợp là cán bộ, công chức vi phạm, cá biệt có những trường hợp là Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban ATGT huyện, Trưởng Công an phường… cũng bị xử lý vi phạm nồng độ cồn khi lái xe.

Nhờ xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn, nên 9 tháng đầu năm, TNGT do rượu bia giảm 22,8% về số vụ, giảm 50% số người chết và giảm 22,6% số người bị thương…

Nhờ xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn, nên 9 tháng đầu năm, TNGT do rượu bia giảm 22,8% về số vụ, giảm 50% số người chết và giảm 22,6% số người bị thương…

Đánh giá về kết quả này, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục CSGT cho biết: 'Kết quả kiên quyết xử lý nồng độ cồn này đã được quần chúng nhân dân ủng hộ và mọi người đã nhắc nhở nhau thay đổi thói quen “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông” và chúng ta nhận thấy việc xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn giúp hạn chế xảy ra những vụ việc như cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, giúp xã hội bình an hơn.”

Đánh giá về kết quả này, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, Cục CSGT cho biết: "Kết quả kiên quyết xử lý nồng độ cồn này đã được quần chúng nhân dân ủng hộ và mọi người đã nhắc nhở nhau thay đổi thói quen “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông” và chúng ta nhận thấy việc xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn giúp hạn chế xảy ra những vụ việc như cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, giúp xã hội bình an hơn.”

3. CUỘC “LỘI NGƯỢC DÒNG” CỦA XE ĐẠP

Cuối tháng 8/2023, 1.000 xe đạp công cộng do Tập đoàn Trí Nam cung cấp đã chính thức ra mắt tại Hà Nội.

Cuối tháng 8/2023, 1.000 xe đạp công cộng do Tập đoàn Trí Nam cung cấp đã chính thức ra mắt tại Hà Nội.

Đánh giá về sự ra đời và đóng góp của mạng lưới xe đạp công cộng tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: “Việc phát triển các loại hình xe đạp công cộng để hỗ trợ các loại hình vận tải công cộng khác như đường sắt, xe buýt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa các lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bước đầu hình thành mạng lưới phụ trợ để giúp kết nối người dân đến các trạm xe buýt được thuận lợi.”

Đánh giá về sự ra đời và đóng góp của mạng lưới xe đạp công cộng tại Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: “Việc phát triển các loại hình xe đạp công cộng để hỗ trợ các loại hình vận tải công cộng khác như đường sắt, xe buýt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa các lĩnh vực vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bước đầu hình thành mạng lưới phụ trợ để giúp kết nối người dân đến các trạm xe buýt được thuận lợi.”

Mới đây, Hà Nội cũng đang nghiên cứu làm đường dành riêng cho xe đạp xe đạp, dọc sông Tô Lịch và vỉa hè quanh công viên Hòa Bình, với kinh phí dự kiến gần 10 tỷ đồng.

Mới đây, Hà Nội cũng đang nghiên cứu làm đường dành riêng cho xe đạp xe đạp, dọc sông Tô Lịch và vỉa hè quanh công viên Hòa Bình, với kinh phí dự kiến gần 10 tỷ đồng.

4. LÀM TÀU ĐIỆN ĐỂ “CHỮA TẮC ” HAY TOD CHO ĐÔ THỊ?

Tuyến Metro số 1 TPHCM dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay và đưa vào khai thác năm 2024, sau nhiều khó khăn vướng mắc.

Tuyến Metro số 1 TPHCM dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay và đưa vào khai thác năm 2024, sau nhiều khó khăn vướng mắc.

Trong khi đó tại HN, với những kết quả bước đầu khả quan của tàu điện Cát Linh, thành phố tiếp tục đề xuất thêm 3 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có một tuyến thay buýt nhanh BRT 01.

Trong khi đó tại HN, với những kết quả bước đầu khả quan của tàu điện Cát Linh, thành phố tiếp tục đề xuất thêm 3 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có một tuyến thay buýt nhanh BRT 01.

Vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, bởi dù đường sắt đô thị phù hợp, nhưng nếu làm kiểu tắc ở đâu làm đường sắt ở đó, thì vẫn chỉ là chữa cháy và đi ngược mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm).

Vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, bởi dù đường sắt đô thị phù hợp, nhưng nếu làm kiểu tắc ở đâu làm đường sắt ở đó, thì vẫn chỉ là chữa cháy và đi ngược mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm).

5. KHỦNG HOẢNG ĐĂNG KIỂM VÀ CƠ HỘI ĐỔI MỚI

Cuộc khủng hoảng đăng kiểm từ năm 2022, kéo dài sang năm 2023 và theo tính toán, có thời điểm (tháng 3/2023) khả năng các đơn vị đăng kiểm tại Hà Nội và TPHCM chỉ đáp ứng được khoảng 14% nhu cầu.

Cuộc khủng hoảng đăng kiểm từ năm 2022, kéo dài sang năm 2023 và theo tính toán, có thời điểm (tháng 3/2023) khả năng các đơn vị đăng kiểm tại Hà Nội và TPHCM chỉ đáp ứng được khoảng 14% nhu cầu.

Giữa tháng 3/2023, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 16, nới thời hạn đăng kiểm cho một số ô tô đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải, phần nào tháo gỡ được tình trạng ùn ứ, song nguy cơ này tiếp tục tái diễn vào cuối năm 2023 và đầu năm mới 2024 khi các phương tiện được nới đăng kiểm đã đến hạn, trong khi nhân lực vẫn thiếu nghiêm trọng.

Giữa tháng 3/2023, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 16, nới thời hạn đăng kiểm cho một số ô tô đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải, phần nào tháo gỡ được tình trạng ùn ứ, song nguy cơ này tiếp tục tái diễn vào cuối năm 2023 và đầu năm mới 2024 khi các phương tiện được nới đăng kiểm đã đến hạn, trong khi nhân lực vẫn thiếu nghiêm trọng.

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng lần này cũng được đánh giá là mở ra nhiều cơ hội để chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm, nhìn rõ các bất cập trong quy định pháp luật về đăng kiểm để chỉnh sửa hoàn thiện cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng lần này cũng được đánh giá là mở ra nhiều cơ hội để chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm, nhìn rõ các bất cập trong quy định pháp luật về đăng kiểm để chỉnh sửa hoàn thiện cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, từ cuộc khủng hoảng đăng kiểm cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và là cơ hội để đổi mới toàn diện ngành đăng kiểm: “Khủng hoảng đăng kiểm lần này ngoài những mặt trái của nó, mặt tiêu cực của nó thì đây cũng là một cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại một cách đầy đủ hơn và tạo ra một áp lực để phải thay đổi và đổi mới lĩnh vực này.”

Ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, từ cuộc khủng hoảng đăng kiểm cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và là cơ hội để đổi mới toàn diện ngành đăng kiểm: “Khủng hoảng đăng kiểm lần này ngoài những mặt trái của nó, mặt tiêu cực của nó thì đây cũng là một cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại một cách đầy đủ hơn và tạo ra một áp lực để phải thay đổi và đổi mới lĩnh vực này.”

6. HƠN 40 TRIỆU NGƯỜI ĐÃ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2, VẪN PHẢI MANG ĐỦ LOẠI GIẤY TỜ

Bộ Công an thông tin, đến tháng 9 năm nay đã cấp hơn 83,7 triệu căn cước công dân gắn chip, kích hoạt gần 41 triệu tài khoản định danh điện tử.

Bộ Công an thông tin, đến tháng 9 năm nay đã cấp hơn 83,7 triệu căn cước công dân gắn chip, kích hoạt gần 41 triệu tài khoản định danh điện tử.

Riêng Hà Nội, nửa đầu năm nay đã kích hoạt hơn 4 triệu tài khoản định danh mức 2, chiếm hơn 67%. VneID đã bắt đầu được ứng dụng với khách đi các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước.

Riêng Hà Nội, nửa đầu năm nay đã kích hoạt hơn 4 triệu tài khoản định danh mức 2, chiếm hơn 67%. VneID đã bắt đầu được ứng dụng với khách đi các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước.

Tuy vậy do công tác chuẩn bị, phổ biến, máy móc kỹ thuật và các hướng dẫn chưa hoàn chỉnh, nên nhiều người vẫn phải đem theo giấy tờ cá nhân khi làm thủ tục. Các giấy tờ xe cũng chưa thể tích hợp vào tài khoản định danh, nên vẫn phải mang theo.

Tuy vậy do công tác chuẩn bị, phổ biến, máy móc kỹ thuật và các hướng dẫn chưa hoàn chỉnh, nên nhiều người vẫn phải đem theo giấy tờ cá nhân khi làm thủ tục. Các giấy tờ xe cũng chưa thể tích hợp vào tài khoản định danh, nên vẫn phải mang theo.

7. THÀNH BƯỞI VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG TRONG GIÁM SÁT XE KINH DOANH VẬN TẢI

Từ các vụ tai nạn liên quan đến nhà xe Thành Bưởi, cơ quan chức năng đã cuộc phân tích dữ liệu và tổng điều tra. Kết quả cho thấy, có DN vận tải vi phạm đến 6.000 lần/tháng, nhưng việc xử pý vi phạm chưa hiệu quả, nhiều trường hợp vừa mới bị thu hồi phù hiệu đã được cấp lại, khiến DN và lái xe “nhờn luật”. Ảnh: Lực lượng chức năng kiểm tra điểm đón trả khách của Thành Bưởi trên đường Điện Biên Phủ hồi tháng 10/2023

Từ các vụ tai nạn liên quan đến nhà xe Thành Bưởi, cơ quan chức năng đã cuộc phân tích dữ liệu và tổng điều tra. Kết quả cho thấy, có DN vận tải vi phạm đến 6.000 lần/tháng, nhưng việc xử pý vi phạm chưa hiệu quả, nhiều trường hợp vừa mới bị thu hồi phù hiệu đã được cấp lại, khiến DN và lái xe “nhờn luật”. Ảnh: Lực lượng chức năng kiểm tra điểm đón trả khách của Thành Bưởi trên đường Điện Biên Phủ hồi tháng 10/2023

Các nhóm xe hợp đồng cá nhân chạy như xe khách lại càng khó quản, do không nằm trong loại hình vận tải nào đã được định danh.

Các nhóm xe hợp đồng cá nhân chạy như xe khách lại càng khó quản, do không nằm trong loại hình vận tải nào đã được định danh.

Để khắc phục tình trạng này, Cục Đường bộ Việt Nam đang đề nghị sửa đổi Nghị định 10 về kinh doanh vận tải bằng ô tô, theo hướng “siết” lại quy định về cấp phù hiệu, siết xe hợp đồng trá hình. Nhiều chuyên gia cũng đề nghị sử dụng dữ liệu từ hộp đen ô tô làm căn cứ điều tra, xử lý vi phạm của xe kinh doanh vận tải nhằm ngừa ngừa tai nạn.

Để khắc phục tình trạng này, Cục Đường bộ Việt Nam đang đề nghị sửa đổi Nghị định 10 về kinh doanh vận tải bằng ô tô, theo hướng “siết” lại quy định về cấp phù hiệu, siết xe hợp đồng trá hình. Nhiều chuyên gia cũng đề nghị sử dụng dữ liệu từ hộp đen ô tô làm căn cứ điều tra, xử lý vi phạm của xe kinh doanh vận tải nhằm ngừa ngừa tai nạn.