Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Về Mỹ Tho ngày nay, người ta vẫn thấy Bạch Dinh lặng lẽ nằm nép mình một góc nơi phố thị như chứng nhân của những giai thoại một thời…
Bạch Công Tử, tên thật là Lê Công Phước hay còn gọi là Phước George, sinh năm 1901, mất năm 1950, là con trai thứ tư của Đốc phủ Lê Công Sủng (gốc Bình Định) và bà Đào Thị Linh (làng Điều Hòa, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho; nay thuộc phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Cha ông Lê Công Sủng được chính quyền Pháp điều làm Quận trưởng Quận Châu Thành, sau đó chuyển sang làm Quận trưởng Quận Chợ Gạo.
Gia đình ông giàu có nhờ vào sự phát đạt của các hoạt động thương mại và đất đai, giúp ông từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, xa hoa. Tuy nhiên, điều khiến tên tuổi Bạch Công Tử nổi danh khắp Nam Kỳ Lục tỉnh lúc bấy giờ không chỉ là sự giàu có mà còn là phong cách sống "hào hoa phong nhã" của ông.
Biệt danh Bạch Công tử là do người đời đặt để phân biệt với Hắc Công tử (Công tử Bạc Liêu)- một tay chơi khét tiếng không kém ở Bạc Liêu. Do có nước da trắng nên Công Tử xứ Gò được gọi là Bạch Công Tử, còn Công Tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy được gọi là Hắc Công Tử cho dễ phân biệt. Đây là 2 tay ăn chơi bật nhất và giàu nhất trời Nam. Mỗi người trong số họ đều có cách tiêu tiền và thể hiện sự giàu có khác nhau, nhưng Bạch Công Tử lại được mệnh danh là người hào hoa và chịu chơi bậc nhất.
Dù năm nay đã ngoài 90 nhưng ông Nguyễn Văn Vàng vẫn còn nhớ như in về lai lịch của Bạch Công Tử: "Bạch Công tử là Lê Công Phước mà kêu bằng Phước George. Học bên pháp nên phải có tên pháp mới được, là con của Lê Công Sủng. Ông Phủ Sủng quê ở dưới Chợ Gạo. Hồi đó ông Phủ Sủng giàu lắm, giàu có tiếng luôn. Ở Miền nam này chỉ có Hắc Công tử và Bạch Công tử mà thôi"
Theo sách sử ghi lại, vào năm 1906, trong 1 chuyến đi tham dự hội chợ tại Pháp cùng Ban nhạc Tống Triều, Đốc phủ Sủng ngưỡng mộ sự hiện đại của châu Âu, ông quyết định đưa cậu “quý tử” Tư Phước sang Pháp du học. Thế nhưng, dù còn ít tuổi nhưng “cậu ấm Tư Phước” không lo học hành chăm chỉ mà chỉ học cách ăn chơi theo người phương Tây. Tận dụng nguồn tài chánh dồi dào từ người cha giàu có gửi sang, Cậu Phước kết thân với nhiều “cậu ấm, cô chiêu” nước Pháp và thường xuyên lui tới các nhà hàng, khách sạn, hộp đêm sang trọng bật nhất trung tâm Paris để thể hiện mình có nhiều tiền và là dân chơi chính hiệu mà ngay cả dân có tiền của Pháp cũng không dám tới, để rồi lưu lại hậu thế một Bạch Công Tử phóng khoáng, hào hoa và những giai thoại một thời.
Theo Ông Nguyễn Ngọc Tường – Người có nhiều nghiên cứu về lịch sử và con ngươi Tiền Giang kể lại, Bạch Công Tử từng đốt tiền chỉ để làm đèn cho Hắc Công Tử tìm lại đồng xu đã đánh rơi trong một bữa tiệc sang trọng tại nhà hát lớn ở Mỹ Tho. Đối với Hắc Công Tử thì đây là sự “sỉ nhục” nên quyết định “Đáp lễ” bằng buổi tiệc trứng luộc bằng tiền: "Vụ đốt tiền đó là có thiệt, nhưng mục đích là để biểu diễn tiền và chứng tỏ mình giàu. Đại khái là Hắc Công Tử đánh bài, chơi hôm đó có đánh rơi đồng xu nên Bạch Công Tử mới biểu diễn, nên Hắc Công Tử mới mời ổng qua bên Bạc Liêu chơi. Hắc Công tử mới lấy lò-xô để luộc trứng nhưng đốt bằng tờ giấy 100 hình bộ lư – trị giá 4 lượng vàng, đốt rồi châm lửa vô lò. Mục đích là muốn chứng tỏ nó giàu"
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Tường, niềm đam mê lớn nhất của Bạch Công Tử là Cải lương và Bóng đá. Bên cạnh sự giàu có và hào hoa, phong nhã, Bạch Công Tử còn nổi tiếng với những mối tình đình đám với những cô gái đẹp nhất Nam Kỳ. Trong số đó, mối tình với nữ nghệ sĩ cải lương Phùng Há (Trương Phụng Hảo) là nổi bật nhất. Được mệnh danh là "nữ hoàng cải lương" thời bấy giờ, Phùng Há và Bạch Công Tử là cặp đôi quyền lực của làng giải trí Nam Kỳ.
Để thỏa mãn đam mê, Bạch Công Tử đã không tiếc tiền của để đầu tư cho nghệ thuật cải lương, để đưa “Nữ hoàng cải lương” lên đỉnh cao sự nghiệp, ông cho xây dựng một rạp hát với tên gọi Huỳnh Kỳ ngay tại Bạch Dinh của mình: "Bạch Công tử là Chồng của bà Phùng Há. Cái nhà ở dưới phường 3 hiện nay là nhà của Bạch Công tử với bà Phùng Há. Vì bà Phùng Há nên ông mới cất một rạp hát ở đó với tên gọi Rạp Huỳnh Kỳ, biệt thứ đó lúc đầu cũng được gọi là biệt thự Huỳnh Kỳ"
Do sẵn có tính hào hoa phong nhã, thích phiêu lưu lãng mạn và cũng là để chứng tỏ mình là tay chơi thứ thiệt, ông đã sắm luôn 1 đội du thuyền chuyên chở đoàn hát và đội bóng đá của ông đi ngao du sơn thủy, nay đây mai đó, phiêu bạc khắp nơi: "Sắm 3 chiếc du thuyền. Du thuyền thứ nhất là của ổng, trên đó có cấm cây cơ mà không phải cờ Pháp mà cũng không Phải cờ Việt Nam mà treo cây cờ vàng. ổng đặt là Huỳnh Kỳ - Gánh hát Huỳnh Kỳ có cây cờ vàng. Chiếc du thuyền thứ 2 chở đội bóng đá. Chiếc thứ 3 là của nghệ sỉ cải lương, nhạc công,… Ổng sắm 1 đoàn thu thuyền vậy để đi. Đi tới đâu thì đậu tới đó rồi ổng lên thương lượng hội tề chánh bái ở đó, trưởng làng ở đó, rồi sau đó dăng dây, đem ghế lên ngồi làm sân khấu"
Vốn bản tính phong lưu và đào hoa, Bạch Công Tử nhanh chóng quay về với cờ bạc, rượu chè, không màng gì đến phát triển đoàn hát và phó mặt cho cô 7 Phùng Há vừa chăm 2 con, vừa “nuôi dưỡng” gánh hát nên cũng từ đó, gánh hát Huỳnh Kỳ nhanh chóng suy sụp và tàn lụi. Tiền bạc không còn nhưng Bạch Công Tử vẫn đấm mình trong chốn phong lưu nên mối tình nay cũng nhanh chống tan vỡ theo đoàn gánh Huỳnh Kỳ sau 7 năm chung sống.
Bạch Công Tử, dù được nhớ đến như một tay ăn chơi bậc nhất trời Nam, nhưng qua đó đã phản ánh được hình ảnh của một thời kỳ vàng son, khi mà sự giàu có và quyền lực là những yếu tố quyết định tất cả.
Bạch Công Tử không chỉ là một hình tượng của sự phóng túng, hòa hoa mà còn là một phần của lịch sử văn hóa Nam Kỳ, nơi mà câu chuyện về những “cậu ấm, cô chiêu”, về những cuộc ăn chơi phù phiếm, sự hào nhoáng và những mối tình nghiệt ngã vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ từ đời này sang đời khác.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Ô nhiễm, bốc mùi, mất vệ sinh là những điều không hề khó để bắt gặp tại nhiều khu chợ truyền thống. Thực trạng này đã dẫn khiến những khu chợ “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng, trở thành một trong những nguyên nhân khiến chợ truyền thống ngày càng vắng vẻ, đìu hiu.