Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Tìm lại “sức hút” cho chợ truyền thống

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ sáu 14/06/2024, 20:33 (GMT+7)

Số liệu thống kê cho hay, tại Hà Nội hiện có khoảng 540 chợ truyền thống. Mô hình chợ này đảm nhận khoảng hơn 50% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành và ở khu vực ngoại thành là khoảng 70%. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều chợ truyền thống bị xuống cấp nghiêm trọng.

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, cảnh chợ đìu hiu diễn ra nhiều hơn. Lấy lại sức hút cho chợ truyền thống thế nào? 

Vắng lặng, không còn cảnh nhộn nhịp người mua kẻ bán là thực trạng chung của nhiều chợ truyền thống hiện nay tại Hà Nội. Kể từ khi sàn thương mại điện tử lên ngôi, các chợ truyền thống tại Hà Nội cũng trở nên đìu hiu, thưa thớt.

Cô Yên - bán hàng quần áo tại chợ Kim Liên tâm sự: "Ôi con nhìn thấy đấy, cả ngày hôm nay làm gì đã có khách nào đâu, quần áo cô thấy bây giờ thanh niên nó toàn livestream chứ các cô ở trong này, sáng ra chỉ biết tập thể dục rồi đợi khách đến thôi chứ có biết làm ngoài đâu, cả ngày cũng chẳng có một khách nào cả. Bây giờ cô giảm giá đấy, con nhìn treo giảm giá 50%, có cái 70% thì bán lấy vốn nữa thôi chứ làm gì có cái gì đâu".

Khung cảnh ảm đạm cũng diễn ra ở khu vực Cầu Giấy. Từ một khu chợ hoạt động sầm uất cho sinh viên, nhưng hiện tại, chợ Nhà Xanh cũng chỉ còn lác đác số ít các bạn sinh viên đến mua sắm.

Chị Thảo - bán hàng mỹ phẩm bày tỏ nỗi niềm: "Ế lắm, sáng ra bán được hai đơn. Nói chung chợ đợt này vắng. Chị cũng có bán trên shopee, cũng tập tành livestream này nhưng không hiệu quả, dở cũng dở dở ương ương, bọn trẻ nó cũng bán chốt đơn ầm ầm ấy, mình bán mình cũng không biết cách nói nên cũng đơn được đơn không".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của các hình thức kinh doanh mới như thương mại điện tử, siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Điều này đã tạo ra một thách thức không nhỏ đối với các chợ truyền thống, những nơi từng là trung tâm mua sắm chính của người dân trong quá khứ.

Theo khảo sát của phóng viên VOVGT với người dân, một phần nguyên nhân của tình trạng này, được cho là do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, mang lại trải nghiệm mua sắm hàng hóa tiện lợi và nhanh chóng tới nhiều người hơn:

"Bởi vì mình đi làm nên thời gian không có nhiều nên đa số đồ mình mua ở trên mạng xã hội thôi. Ưu điểm thì nhiều lắm. Thứ nhất là nhanh này, tiện, có thể thanh toán luôn hoặc nhận hàng mới thanh toán. Hai là tiết kiệm thời gian của mình hơn".

"Mình thường xuyên mua hàng online. Mình thường mua mỹ phẩm, quần áo, giày dép, gần như mọi thứ mình đều mua qua online hết. Nếu mua hàng online thì thực sự nó tiện hơn rất là nhiều ý, mình chỉ cần chọn hàng ở trên điện thoại thôi sau đó sẽ có shipper mang đến cho mình".

Trong bối cảnh hiện nay, không thể tránh khỏi cuộc cạnh tranh giữa chợ truyền thống và các hình thức mới. Thế nhưng, đối với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là vẫn có những người trẻ, chợ truyền thống vẫn là một nét văn hóa đặc trưng, sẽ có những lợi thế riêng biệt mà các hình thức kinh doanh mới khó có thể thay thế được:

"Là một người có gia đình rồi thì chị cũng rất hay đi chợ. Tất cả các sản phẩm mà chị ăn hàng ngày đều mua ở chợ. Ngoài thực phẩm ra thì còn có cả quần áo, rồi các đồ gia dụng cũng thường xuyên ra chợ, vì chị cũng quen rồi. Hồi xưa thời của chị cũng không có online nhiều nên chị cứ theo thói quen vẫn mua, với lại chị cũng quen mối thì chị mặc cả, cũng được giá tốt hơn ở trong siêu thị".

"Thực ra là chợ truyền thống cũng sẽ có những ưu điểm. Ví dụ như chợ truyền thống mình sẽ được xem sản phẩm. Nhưng sẽ không tiện được bằng việc mình mua hàng online. Mình vẫn có thể xem được đánh giá để biết được chất lượng sản phẩm đó như thế nào. Nhưng sẽ có một khuyết điểm là mình sẽ không được đảm bảo về chất lượng của sản phẩm".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chợ truyền thống vẫn ít nhiều giữ được lợi thế về giá cả, cũng như môi trường mua sắm thuận tiện cho tất cả các thế hệ. Tuy nhiên, nếu không có sự đầu tư và cải thiện về cơ sở vật chất, vệ sinh và dịch vụ khách hàng, chợ truyền thống sẽ khó có thể cạnh tranh.

Theo ông Đặng Việt Bằng - Phó Trưởng ban Quản lý chợ Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, tình hình mua sắm trong nửa đầu năm 2024 tại chợ là không khả quan, người đến tham quan, mua sắm vắng vẻ. Đây cũng là thực trạng đáng buồn cho những khu chợ truyền thống khác trên địa bàn thành phố Hà Nội:

"Sau quá trình hoạt động chợ xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là công tác phòng chống cháy nổ và mỹ quan đô thị, đồng nghĩa với việc lượng khách hàng tham quan, mua bán tại chợ sẽ là vắng vẻ. Cạnh tranh sẽ rất khốc liệt đối với kinh doanh online và các trung tâm thương mại".

Giới chuyên gia cũng nhận định, do tình hình kinh tế khó khăn nên nhiều gia đình cắt giảm chi tiêu. Cùng với đó hoạt động mua, bán hàng qua kênh online phát triển mạnh đã tác động không nhỏ tới hoạt động của chợ truyền thống, đòi hỏi mô hình này cải thiện và hiện đại hóa để có thể cạnh tranh hiệu quả với các hình thức kinh doanh mới nổi.

Bà Trần Thu Hà, Chuyên gia Phân tích Thị trường tại Công ty Nghiên cứu thị trường CI Research Việt Nam có những nhận định sau: "Chợ truyền thống cần tập trung vào các sản phẩm địa phương, tươi sống và hàng thủ công mỹ nghệ để tạo nên điểm nhấn riêng biệt. Đồng thời, các chợ cũng nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sự kiện để thu hút khách hàng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ. Các chợ cần phải tăng cường ứng dụng công nghệ số để cải thiện trải nghiệm mua sắm và thu hút khách hàng".

Cuộc cạnh tranh giữa chợ và thương mại điện tử, siêu thị, cửa hàng tiện lợi là chuyện tất yếu, tuy nhiên, để duy trì sức hút, các chợ truyền thống cần phải không ngừng cải thiện về vệ sinh, an ninh trật tự và dịch vụ khách hàng.

Ngoài ra, việc kết hợp với các công nghệ số như app đặt hàng, thanh toán di động cũng sẽ giúp chợ truyền thống trở nên hiện đại hơn và cạnh tranh tốt hơn với các hình thức bán lẻ mới. Đây là một thách thức nhưng cũng là cơ hội để chợ truyền thống thích ứng và phát triển bền vững trong tương lai.

 

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Khi xe khách cố định cũng đón tận nơi, vận tải công cộng cạnh tranh cách nào?

Trong bối cảnh vận tải xe hợp đồng càng ngày càng nở rộ, để giữ khách, các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định cũng đẩy mạnh việc đưa đón khách đến bến. Trong khi đó chủ trương của Thành phố là kết nối đối tượng hành khách này chủ yếu bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Giao thông công cộng chuyển đổi xanh: Cần quyết tâm đủ lớn của doanh nghiệp

Giao thông công cộng chuyển đổi xanh: Cần quyết tâm đủ lớn của doanh nghiệp

Mới đây Vinasun taxi chính thức tham gia hành trình xanh hoá giao thông bằng việc đưa vào khai thác hơn 800 ô tô hybrid. Việc 1 doanh nghiệp vận tải lớn có động thái cụ thể hưởng ứng chủ trương xanh hoá giao thông trong thời điểm này cho thấy những chuyển biến hết sức tích cực của cộng đồng doanh nghiệp vận tải.

Có nên hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

Có nên hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, chế tài hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng theo hướng khoan hồng, nhân đạo. Do đó, hiện đang có nhiều tranh luận về độ tuổi trẻ vị thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự; có ý kiến cho rằng, cần phải hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mới đủ sức răn đe.

Học sinh THPT thiếu kỹ năng lái xe an toàn

Học sinh THPT thiếu kỹ năng lái xe an toàn

Hiện nay, số học sinh THPT tại TP.HCM điều khiển xe máy và vi phạm các quy định khi tham gia giao thông khá phổ biến, từ đó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT. Các ngành chức năng cần tăng cường quản lý và tuyên truyền cho các em.

Hà Nội: Phường Trần Hưng Đạo xử lý vi phạm trật tự đô thị

Hà Nội: Phường Trần Hưng Đạo xử lý vi phạm trật tự đô thị

Sáng 17/6, Ban Chỉ đạo 197 phường Trần Hưng Đạo ra quân xử lý, lập lại Trật tự đô thị (TTĐT) - Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) – Vệ sinh môi trường (VSMT) trên địa bàn phường.

“Cơm treo” nghĩa tình, câu chuyện đẹp giữa thành phố Cần Thơ

“Cơm treo” nghĩa tình, câu chuyện đẹp giữa thành phố Cần Thơ

Những ngày gần đây, nếu có dịp đi trên đường Ba Tháng Hai, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (đoạn đối diện cổng C - Trường Đại học Cần Thơ) chúng ta dễ dàng bắt gặp tấm bảng có dòng chữ “Cơm treo gởi tới bà con khó khăn. Mở lên nếu có hãy lấy một phần”.

Nôn nao vì khói xe công trình

Nôn nao vì khói xe công trình

Tại không ít công trình xây dựng, những chiếc xe cẩu, máy xúc, máy trộn bê tông,… cũ kỹ xả khói đen đặc, ảnh hưởng lớn đến người dân xung quanh. Trong khi đó, nguồn thải gây ô nhiễm không khí này hiện chưa được quan tâm và quản lý đúng mức.