Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Bộ hành qua phố

Những nhà ga kể chuyện

Hà Kiều: Thứ sáu 30/08/2024, 13:12 (GMT+7)

Các bạn có còn nhớ cuộc đi bộ thấy những đối lập thú vị tại “phố đi bộ dưới lòng đất” ở hầm bộ hành Ngã Tư Sở?

Ngày hôm nay, VOV Giao thông xin mời các bạn cùng tham gia một cuộc đi bộ ở phía trên cao, qua những nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội mới đi vào vận hành gần đây. Mỗi nhà ga trên tuyến đường sắt này đều được trang trí kể chuyện lịch sử và văn hóa của Hà Nội. 

Gần giống với thiết kế của cầu vượt đi bộ, để lên phía trên mỗi nhà ga tàu điện, có 4 cửa vào từ các góc đường. Ga S6 nằm cạnh trường Đại học Sư phạm và Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội luôn tấp nập các bạn sinh viên lên xuống vào các khung giờ.

Đi bộ qua sảnh vào, thấy ngay một bức tranh lớn có hình ảnh là rất nhiều thứ tiếng được cách điệu. Thảo Nguyên và Bảo Nhân là học sinh cấp ba vừa xuống tàu điện, chậm rãi đi bộ xuống và dừng chân dưới bức tranh đặc trưng của ga S6:

"Nếu đi bộ em sẽ chú ý cảnh vật xung quanh, nó bắt mắt mình sẽ chăm chú nhìn vào đấy".

"Em nghĩ tranh về ngoại ngữ vì các trường đại học nó đều gần nhau. Em thấy nó làm cho cái ga này đặc biệt, có điểm nhấn hơn với khách đi tàu".

Ở mỗi nhà ga có các bức tranh tường kể chuyện về bản sắc của từng khu vực

Ở mỗi nhà ga có các bức tranh tường kể chuyện về bản sắc của từng khu vực

Ở mỗi nhà ga có các bức tranh tường kể chuyện về bản sắc của từng khu vực. Các bức tranh đều mang nét tương đồng về kiến trúc với các họa tiết mỹ thuật ở mỗi ga tạo điểm nhấn cảnh quan, kiến trúc cho khu vực phía tây thành phố.

Ga S7 gần Chùa Hà được trang trí hình ảnh ngôi chùa mà nhiều người Hà Nội từng ghé thăm vãn cảnh vào mùng 1, ngày rằm, nơi được biết tới là ngôi chùa cầu duyên linh nghiệm nhất miền Bắc và có kiến trúc độc đáo mang truyền thuyết từ thời Lý và Hậu Lê.

Ga S3 ở Phú Diễn là bức tranh gợi tới vùng trồng bưởi nức tiếng, thứ quà đặc sản mà trời đất ban cho mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến. Ga S8, Cầu Giấy nằm cạnh Vườn thú Thủ Lệ nên được thiết kế hình ảnh các loài động vật hoang dã với “bí mật lịch sử” khiến nhiều người tò mò:

"Nhiều khi người ta ngắm nghía, đôi ba người xem. Người ta không nhìn biển xanh kia mà chỉ cần nhìn cái tranh kia cũng biết đây là chùa Hà".

"Chưa lên bao giờ nên tò mò. Đơn giản mà cũng hợp, không màu mè".

"Mỗi ga có đặc trưng riêng chủ điểm bức tranh. Người đi tàu nhìn thấy cánh chim kia sẽ hiểu được đây là vườn thú. Rõ ràng trong khi chờ tàu ngắm bức tranh đó, đỡ đơn điệu, ngồi ngẫm nghĩ ra nhiều tưởng tượng tranh nói về cái gì".

Một bức tranh đặc trưng được trang trí tại mỗi nhà ga để cuộc đi bộ của hành khách đi tàu điện thêm thú vị

Một bức tranh đặc trưng được trang trí tại mỗi nhà ga để cuộc đi bộ của hành khách đi tàu điện thêm thú vị

Mỗi bức tranh kể chuyện giúp bước chân bộ hành qua mỗi sân ga chậm lại, bớt đi vội vàng thường ngày

Mỗi bức tranh kể chuyện giúp bước chân bộ hành qua mỗi sân ga chậm lại, bớt đi vội vàng thường ngày

Dù mới đi vào vận hành, mỗi ga tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội đón hàng trăm lượt khách mỗi giờ cao điểm. Và để bước chân đi bộ qua mỗi sân ga chậm lại, bớt đi vội vàng thường ngày, người dân có thể dừng chân ngắm nghía, mặc cho mình tưởng tượng, lắng nghe câu chuyện kể từ mỗi bức tranh trên đường đi bộ.

Nếu ở những nhà ga đường sắt, bao thế hệ người Việt đã gửi gắm cả niềm vui và nỗi buồn khi nhiều lần đưa đón người thân. Thì với hình thức di chuyển kiểu tàu điện hiện đại hơn tàu điện leng keng một thời, với thiết kế kể chuyện, mỗi hành trình từ đi bộ chuyển lên phương tiện công cộng đều nhanh chóng trở nên gần gũi, thú vị với mỗi người dân thành phố.

Khách quốc tế cũng dừng chân với bức tranh tại ga S6

Khách quốc tế cũng dừng chân với bức tranh tại ga S6

Ga S7 gần Chùa Hà được trang trí hình ảnh ngôi chùa mà nhiều người Hà Nội từng ghé thăm vãn cảnh

Ga S7 gần Chùa Hà được trang trí hình ảnh ngôi chùa mà nhiều người Hà Nội từng ghé thăm vãn cảnh

Không chỉ là nơi đến và đi của mỗi hành khách, mỗi nhà ga có một câu chuyện kể, một công trình kiến trúc điểm nhấn của sự phát triển giao thông công cộng. Nhờ những sinh động trong thiết kế kể chuyện văn hóa, lịch sử, càng có nhiều người muốn tìm tới khu vực này, hình thành nên nhịp sống riêng của mỗi nhà ga với sự đa dạng trong nề nếp, trật tự. 

Giống như bao cuộc đi bộ thú vị khác ngoài đường phố, đi bộ qua những nhà ga tàu điện mới, quan sát những đổi thay tích cực của thành phố, thấy người dân dần thích nghi và tìm kiếm những niềm vui từ những điều nhỏ bé. Đó có thể là một bức tranh, một nét vẽ, một câu chuyện gợi lên kỷ niệm cũ hoặc tạo ra trải nghiệm mới bên nhau trên đường bộ hành.

Hà Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

“Níu chân” người lao động, bài toán cuối năm của doanh nghiệp

Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

An ninh mạng: Tấm khiên của niềm tin trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Cẩm nang cao tốc: Dùng điện thoại khi lái xe, đừng xem thường tính mạng

Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù từng nức tiếng kinh thành Thăng Long xưa bởi đâu?

Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Sửa đường phải đảm bảo an toàn

Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.

Khắc khoải Dù Kê

Khắc khoải Dù Kê

Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Nghịch lý nhhân viên bảo vệ trung tâm văn hóa lại ứng xử thiếu văn hóa?

Được biết đến như một địa điểm phục vụ cộng đồng với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao, trung tâm văn hóa thông tin và thể thao Đống Đa, số 22 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, lẽ ra phải là nơi thể hiện sự văn minh và chuẩn mực trong ứng xử.