Kiên quyết xóa đường ngang trái phép và họp chợ trên Quốc lộ 5
Trước tình trạng diễn biến TNGT ngày càng phức tạp trên Quốc lộ 5, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành kế hoạch xây dựng tuyến đường này thành tuyến đường an toàn giao thông.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Việc này gây ảnh hưởng ra sao đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp hay người dân có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà và dự báo của thị trường này trong thời gian tới như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đăng An – Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy group:
PV: Thời gian qua Chính phủ khá nhiều lần yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh việc hoàn thiện Nghị định về điện mặt trời mái nhà, tự sản tự tiêu, tuy vậy quá trình này không diễn ra như kỳ vọng, việc này gây khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp ra sao?
Ông Phạm Đăng An: Gần đây hầu hết các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất lớn rất loay hoay thậm chí nóng lòng trong việc lắp đặt điện mặt trời, một phần vì giá thành điện lưới có xu hướng tăng, đồng thời áp lực lớn hơn là các đơn hàng chuẩn bị năm 2025 đang đòi hỏi nhiều về thông tin sử dụng năng lượng xanh, giảm phát thải theo 3 phạm vi thế nào?
Đó chính là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với các lĩnh vực mà chúng ta có lợi thế xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ.
PV: Trong dự thảo Nghị định phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu thì đơn vị chủ quản có đề nghị các địa phương phía Bắc được bán lên lưới tối đa 20% công suất trong khi miền Nam chỉ là 10%, liệu có sự bất bình đẳng không?
Ông Phạm Đăng An: Nhu cầu chính của các doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời là họ tự tiêu dùng lấy, đó là nhu cầu lớn nhất và là mối quan tâm hàng đầu của họ. Do đó thực ra là việc bán lên lưới có thì rất tốt nhưng nếu không có thì cũng không phải là vấn đề lớn.
Còn ở góc độ kỹ thuật thì việc này không có vấn đề gì cả vì số giờ bức xạ cao của Miền Bắc trung bình 800 900 giờ/năm, trong khi ở miền Nam là 1400 đến 1500 giờ/năm, do đó theo tôi thì đây là sự cân nhắc phù hợp với đặc tính thời tiết của mỗi vùng miền.
PV: Quy hoạch điện VIII được phê duyệt chưa lâu nhưng ngay sau đó đã có ý kiến cho rằng cần phải điều chỉnh bổ sung để đảm bảo tính hợp lý trong phát triển năng lượng tái tạo. Phải chăng công tác dự báo của chúng ta chưa chuẩn?
Ông Phạm Đăng An: Trước hết cần nhìn thấy những thách thức chung của phát triển tái tạo trên toàn cầu, cụ thể là qua những lần COP đều có những sự thay đổi rất nhanh chóng của thế giới và ngày hôm nay câu chuyện năng lượng sạch không chỉ là câu chuyện năng lượng nữa.
Có thể thấy quy hoạch điện là quy hoạch tổng quan an ninh năng lượng của cả đất nước, trong đó phần được quan tâm nhiều nhất chính là năng lượng tái tạo bởi vì ngày hôm nay năng lượng sạch không chỉ thuần là năng lượng mà còn phải giảm phát thải, phải xanh hơn. Và với áp lực đòi hỏi xanh hơn từ cộng đồng quốc tế, từ các doanh nghiệp đang lớn hơn rất nhiều lần so với thời điểm thực hiện quy hoạch.
Chúng ta đã có 1 giai đoạn bùng nổ điện mặt thời mái nhà là khi chúng ta có Fit 2. Sau giai đoạn Fit 2 đến hôm nay thì chúng ta đang có những khoảng trống nhất định. Từ góc nhìn cá nhân tôi cho rằng các thủ tục hiện nay đang rất là gọn, tuy vậy thách thức ở chỗ là hướng dẫn cụ thể để thực hiện thì chưa có.
Các đầu mục thì đã rõ ràng nhưng làm sao để làm được thì đang có sự hiểu khác nhau ở từng địa phương. Khi mà có những hướng dẫn cụ thể hơn thì vấn đề sẽ được giải quyết.
PV: Với những động thái gần đây của Chính phủ thì ông dự báo như thế nào về thị trường năng lượng tái tạo, điện măt trời mái nhà thời gian tới?
Ông Phạm Đăng An: Tôi nghĩ rằng với những chỉ đạo mới đây nhất của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo thì tôi cho rằng thị trường sẽ ấm dần lên trong thời gian tới và thị trường sẽ là 1 sự sàng lọc. Đây là 1 tín hiệu rất khả quan cho thị trường năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời mái nhà nói riêng vì chúng ta đang có 3 yếu tố rất thuận lợi.
Đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ rất ủng hộ phát triển điện mặt trời mái nhà, thứ 2 là các doanh nghiệp sản xuất đã nhận thức được việc sử dụng năng lượng xanh và thứ 3 là cả dòng chảy chung của chuyển đổi xanh lẫn chuyển đổi số. Với 3 yếu tố đó thì bước sang năm 2025, thị trường năng lượng tái tạo sẽ ấm dần trở lại.
PV: Cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Trước tình trạng diễn biến TNGT ngày càng phức tạp trên Quốc lộ 5, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành kế hoạch xây dựng tuyến đường này thành tuyến đường an toàn giao thông.
Sau nhiều tháng luyện tập, đúng 20 giờ ngày 18/4, 13.000 người thuộc 66 khối diễu binh, diễu hành đã triển khai đội hình trên đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM. Sự kiện hùng tráng này diễn ra sau hai đợt tổng duyệt tại sân bay Biên Hòa, khiến đông đảo người dân xúc động khi chứng kiến.
Dịp 30/4 tới, sẽ có thêm 5 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đưa vào khai thác, và dự kiến đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có 3.000km cao tốc.
Hà Nội sẽ lấy ý kiến Nhân dân, thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giám sát thủ tục hành chính trên Nền tảng Công dân Thủ đô số; tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030.
Sáng nay (19/4) hàng loạt công trình giao thông trọng điểm trên cả nước sẽ đồng loạt khởi công, thông xe, chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, riêng cao tốc Bắc Nam có 5 dự án thành phần sẽ thông xe, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng thuận lợi.
Một nhu cầu rất cơ bản và thiết yếu của người dân Thủ đô khi sinh hoạt cộng đồng, tập thể dục, vui chơi tại công viên đó là đi vệ sinh, lại đang trở thành nỗi ám ảnh trong nhiều năm qua.
Ngày hôm nay 19/4 sẽ là 1 ngày rất đặc biệt với ngành giao thông nói chung và nhiều địa phương nói riêng khi sẽ có đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia được tổ chức khởi công/khánh thành nhằm kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.