Trung bình tuần trước và sau Tết Nguyên đán, mỗi ngày sẽ có khoảng 90 nghìn lượt khách và 550 lượt chuyến bay qua Cảng. Trong đó, ngày cao điểm nhất dự kiến là ngày 24/1/2025 tức ngày 25 tháng Chạp, và ngày 02/02/2025 tức ngày mùng 5 Tết với ước tính khoảng xấp xỉ 100.000 lượt hành khách và 590 lượt chuyến.
Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài lên phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho các chuyến bay như thế nào? Phóng viên Hải Hà đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài về nội dung này.
PV: Thưa bà, với sản lượng hành khách qua Cảng dịp Tết Nguyên đán tăng như vậy, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Cảng HKQT Nội Bài) đã có phương án chuẩn bị về nhân lực, phương tiện như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Trước mỗi đợt cao điểm, chúng tôi rà soát các lĩnh vực và xây dựng các kế hoạch để đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối và chất lượng dịch vụ cho hành khách đi lại thuận lợi nhất.
Về năng lực điều phối hoạt động bay, Cảng HKQT Nội Bài đã phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không, làm việc với Cục hàng không Việt Nam, để điều phối slot hiệu quả, hợp lý, tối ưu khai thác hạ tầng. (Theo quyết định của Cục HKVN, tham số điều phối tại Cảng HKQT Nội Bài trong khung giờ từ 06h00 đến 23h55 (giờ Hà Nội) là 42 slot/giờ; các khung giờ từ 00h00 đến 05h55 là 32 slot/giờ).
Việc tiếp tục áp dụng mô hình phối hợp ra quyết định tại cảng hàng không, sân bay (A-CDM) từ đầu năm 2024 đến nay đã tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động bay tại Cảng, tăng khả năng đúng giờ của các chuyến bay.
Cơ sở hạ tầng có nhiều cải thiện: Từ ngày 20/12/2024 Cảng HKQT Nội Bài đã triển khai đồng bộ hệ thống thu phí không dừng tại tất cả các làn thu phí tại Nhà ga hành khách T1, T2, qua đó góp phần gia tăng năng lực thông qua của phương tiện, giảm thiểu tình trạng ách tắc trong các khung giờ cao điểm.
Trong năm 2024, Cục HKVN đã chấp thuận đưa vào khai thác 02 khu vực sân đỗ mở rộng thuộc dự án mở rộng nhà ga hành khách T2, nâng tổng số vị trí đỗ tại Cảng HQKT Nội Bài từ 115 lên 132 vị trí. Việc bổ sung các vị trí đỗ qua đêm phần nào đã giải quyết, đáp ứng được nhu cầu đỗ dài hạn của các hãng hàng không nội địa đối với các trường hợp tàu bay A321 Neo bị triệu hồi động cơ.
Cảng tăng cường phối hợp với các hãng hàng không để nắm bắt kế hoạch bay qua đó phân bổ nguồn lực, thiết bị đảm bảo đảm ứng hiệu quả và chất lượng dịch vụ; Phối hợp với các lực lượng chuyên ngành như Công an, cảnh sát giao thông để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực lân cận Cảng.
Điểm nhấn là chúng tôi đã bố trí được khu vực đón khách xe công nghệ tại sân đỗ ô tô tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách hơn.
PV: Sau sự cố mất ATGT tại Hàn Quốc, quy trình quản lý, kiểm soát an toàn tại khu vực cảng Nội Bài được thực hiện như thế nào? Phương án phối hợp với các hãng bay ra sao?
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: Công tác đảm bảo an toàn hàng không luôn là mảng công tác xương sống của một cảng hàng không, sân bay.
Chúng tôi cũng muốn thông báo lại rằng, vào thời điểm tháng 5 năm 2024 khi Đoàn thanh sát an toàn hàng không toàn cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (Icao) đã đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam. Theo đó thì kết quả là điểm trung bình chỉ số thực hiện hiệu quả trong công tác đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam đạt 78,14 % cao hơn mức trung bình thế giới (68 %)
Chúng tôi muốn nhấn mạnh, Cảng không Nội Bài là cảng không được ai cao chọn để đánh giá trực tiếp đã không ghi nhận một lỗi nào trong công tác đảm bảo an toàn, trong đó bao gồm cả các nội dung về như đảm bảo tĩnh không, đảm bảo các trang thiết bị trong khu bay, đảm bảo tiêu chuẩn độ dễ gãy, đảm bảo hiệu quả của chương trình kiểm soát chim và động vật hoang dã và vật nuôi.
Ngay sau sự cố tai nạn hàng không nghiêm trọng tại Hàn Quốc, Cục HKVN, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã ban hành các văn bản Chỉ thị tăng cường đảm bảo an toàn hàng không tại các Cảng hàng không trực thuộc. Cảng vụ HK ền Bắc tổ chức Đoàn kiểm tra tại các cảng hàng không ền Bắc. Theo đó các Cảng HK sẽ rà soát toàn bộ hệ thống trang thiết bị dẫn đường tại khu bay (gồm ăng ten, ống gió, biển báo, đèn hiệu, thiết bị dẫn đường…); kiểm tra cơ sở hạ tầng khu bay gồm các công trình xây dựng, các bốt gác an ninh hai đâu đường cất hạ cánh….
Tại Cảng HKQT Nội Bài, Hệ thống trang thiết bị dẫn đường khu bay tại Cảng HKQT Nội Bài được triển khai thiết kế, cấu trúc, lắp đặt theo “Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng HKQT Nội Bài” được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-BGTVT ngày 22/5/2020.
Sau khi hoàn thành lắp đặt hệ thống trang thiết bị được nghiệm thu, tổ chức bay hiệu chuẩn kiểm tra và bàn giao cho Cảng HKQT Nội Bài vận hành, khai thác theo đúng quy định
Tính dễ gãy của của các thiết bị theo yêu cầu được chứng nh trước khi thiết kế, lắp đặt thông qua các phương pháp thử nghiệm được ICAO quy định tại Doc9157 (Part 6). Hệ thống trang thiết bị thiết bị dẫn đường tại khu bay đều đáp ứng các tiêu chuẩn về độ dễ gãy theo khuyến cáo của ICAO (có tài liệu kỹ thuật kèm theo) và định kỳ được Cục HKVN cấp phép khai thác theo quy định.
Cảng HKQT Nội Bài triển khai các kiểm tra định kỳ 2 lần/ngày, đột xuất (khi có chuyên cơ, ưu tiên, thời tiết xấu) và định kỳ kiểm tra công tác an toàn nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn hàng không cho hoạt động bay.
Cảng HKQT Nội Bài đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường phối hợp với các hãng hàng không để kiểm soát vật ngoại lai (FOD) tại khu bay, kết quả số các vụ việc vể FOD đã có chiều hướng được kiểm soát tốt.
Thứ hai, chúng tôi cũng muốn nhắc đến đây đấy là việc tuân thủ nghiêm quy định và triển khai đầy đủ các biện pháp kiểm soát chim và động vật hoang dã được quy định tại Chương trình kiểm soát chim và động vật hoang dã năm 2024. Năm 2024 chưa ghi nhận trường hợp va đập của chim và động vật hoang dã tới tàu bay trong khu bay mà gây uy hiếp an toàn bay.
Hiện nay thì chúng tôi vẫn đang tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả, rà soát bổ sung nội dung liên quan đến chương trình kiểm soát chim và động vật hoang dã báo cáo phối hợp với cơ quan, ban, ngành chính quyền địa phương để hạn chế giảm thiểu tối đa nơi trú ẩn nguồn thức ăn cho chim và động vật hoang dã để việc nuôi chim, thả bồ câu, trồng cây này hay là chăn thả vật nuôi của người dân gây ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của tàu bay tại các khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Việc này rất cần sự chung tay vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương cũng như người dân.
PV: Vâng. Xin cảm ơn bà