Nợ xấu ngân hàng (Kỳ 2): Cần sớm luật hóa Nghị quyết số 42 để khơi thông dòng vốn

Dù đã ghi nhận những kết quả chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu sau gần 5 năm triển khai Nghị quyết 42, tuy nhiên, đến ngày 15/8/2022 tới đây, Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực thi hành trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn năm 2022, hoạt

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Trước bối cảnh Nghị quyết 42 sắp đến thời điểm hết hiệu lực, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh, cần cân nhắc gia hạn thêm Nghị quyết này. Lý giải về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực nêu ý kiến: 

'Thứ nhất, tác động, hiệu quả của Nghị quyết 42 là rất tích cực, rõ nét. Thứ hai, còn một số vướng mắc chính khi thực hiện Nghị quyết 42 trong thời gian qua. Thứ ba, nợ xấu là vấn đề liên tục, hiện hữu của ngành ngân hàng và có xu hướng gia tăng. Thứ tư, Nghị quyết sẽ góp phần cải thiện, tăng hiệu lực, hiệu quả của thể chế, một trong 3 đột phá chiến lực. Thứ năm, về trách nghiệm quốc tế, đây là lúc rà soát các quy định pháp luật về kinh doanh, quản lý và xử lý nợ xấu. Thứ sáu, xử lý bất cập, tăng hiệu quả xử lý nợ xấu'.

Đồng tình quan điểm này, luật sư Trương Thanh Đức - Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC - cho rằng, nếu không được tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành Ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu bùng phát sau hậu quả của đại dịch COVID-19: 

'Cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn và hợp lý nhất là nâng lên thành luật, để bảo đảm việc xử lý kịp thời, có hiệu quả nợ xấu của ngành Ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Trường hợp không kịp ban hành hoặc không ban hành Luật, thì cần tiếp tục duy trì hiệu lực của Nghị quyết này. 

Ngoài ra, ông Phan Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiến ng'hị việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết: 

'Trước tiên là giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Đồng thời, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu, nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh. Việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp'. 

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42 vẫn còn phát sinh nhiều khó khăn và vướng mắc. làm hạn chế công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của các TCTD. Chỉ ra một số điểm cụ thể, ông Hùng cho biết: 

'Thứ nhất là vướng mắc trong thu giữ tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó cũng chưa có quy định cụ thể trong việc xử lý đối với từng loại TSBĐ (động sản và bất động sản), các tài sản đặc thù, những trường hợp đặc biệt. Thứ hai là vướng mắc trong áp dụng thủ tục rút gọn. Thứ ba là vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ tiền bán/phát mại TSBĐ'.

Ông Hùng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần ghi nhận các ý kiến khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu nói chung và triển khai Nghị quyết 42 nói riêng, kịp thời báo cáo Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết. Đồng thời, đề xuất, tham mưu các cơ quan soạn thảo Luật Bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật Xử lý nợ xấu, sớm trình Quốc hội thông qua.

Đồng thời tiếp tục triển khai, ban hành các chính sách, các giải pháp hỗ trợ để các tổ chức tín dụng hoạt động có hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, hỗ trợ khách hàng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Hoàn thiện quy định về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động mua bán nợ và tham gia sàn giao dịch mua bán nợ.

Ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới vẫn kéo dài sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần

Thông tin tài chính, kinh tế 

# Để xử lý dứt điểm tình trạng ùn ứ tại cửa khẩu, Tổng cục Hải quan cho rằng cần sự phối hợp của các địa phương phía Trung Quốc trong việc tạo điều kiện thông quan. 

# Và hôm nay, Bộ Công Thương và Samsung VN đã ký hợp tác phát triển Nhà máy thông nh, qua đó hỗ trợ DN Việt trong quá trình chuyển đổi số. 

# Để góp phần ổn định thị trường xăng dầu, Bộ Công Thương vừa có đề xuất bán hơn 100 triệu lít xăng RON92 dự trữ quốc gia, với giá bán khởi điểm 14.058 đồng/lít. 

# Và việc giá xăng dầu liên tục tăng đang khiến ngành logistics khó khăn chồng khó khăn, bởi phí xăng dầu đang chiếm hơn 30% trong tổng chi phí cấu thành của logistics. 

# Tổng cục Hải quan cho biết, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 1/2022 đạt 4.524 chiếc, tương ứng trị giá 127 triệu USD. Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu ghi nhận trong tháng liền trước đạt 15.196 chiếc với trị giá đạt 433 triệu USD.

# Theo báo cáo tài chính quý 4/2021 của các ngân hàng niêm yết, chỉ có 3 ngân hàng công khai chi phí phải trả cho nhà mạng đối với dịch vụ viễn thông, trong đó phần lớn là dịch vụ SMS banking. 

# Đáng chú ý, chiều nay, giá vàng trong nước tiếp tục nới rộng đà tăng để leo lên mức cao kỷ lục, gần chạm mốc 64 triệu đồng/lượng. 

# Nhật Bản vừa thông qua dự thảo ngân sách khoảng 940 tỷ USD cho tài khóa 2022, cao nhất từ trước đến nay. 

# Đáng chú ý, theo Tổ chức nghiên cứu ReligareBroking, căng thẳng Nga-Ukraine có thể đẩy giá dầu lên 105 USD/thùng. 

# Còn tại Nga, đề phòng trừng phạt kinh tế từ phương Tây, các ngân hàng của nước này đã nhập khẩu ngoại tệ trị giá 5 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó.