Nhiều cải tiến, đổi mới trong đánh giá doanh nghiệp bền vững 2024

Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 (chương trình CSI 2024) đã chính thức được phát động, đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp chương trình được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

Nhằm ghi nhận, biểu dương các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững trên các khía cạnh toàn diện: hiệu quả kinh tế - quản trị doanh nghiệp - xã hội - môi trường, Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024 (chương trình CSI 2024) đã chính thức được phát động, đánh dấu năm thứ 9 liên tiếp chương trình được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai theo sự chỉ đạo của Chính phủ.

Ban chỉ đạo Chương trình CSI 2024 có sự tham gia của Ban Kinh tế trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Căn cứ đánh giá mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp tham gia Chương trình là Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI).

Chương trình đánh giá doanh nghiệp bền vững năm 2024 được tổ chức chặt chẽ, khoa học, đảm bảo công bằng, nh bạch. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Nhận định về chương trình CSI qua 8 năm triển khai, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD thuộc VCCI), Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình nhận định cho biết,  chương trình đã góp phần giúp các doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi tư duy kinh doanh:

"Trong 8 năm qua, cái được nhiều nhất và quan trọng nhất của Chương trình đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam là góp phần giúp các doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng kinh doanh Việt Nam chuyển đổi tư duy kinh doanh từ kinh doanh mang tính chất truyền thống vì lợi nhuận sang kinh doanh vị tự nhiên, kinh doanh nhân bản hơn, kinh doanh bao trùm hơn và có trách nhiệm hơn. Tôi thấy đó là cái được nhất".

Bên cạnh đó, sau 8 năm triển khai, Chương trình và Bộ chỉ số đã nhận được sự đánh giá cao từ Chính phủ khi được đưa vào nhiều chính sách quan trọng phát triển bền vững doanh nghiệp. Cùng với đó, doanh nghiệp đã ghi nhận những tác động tích cực của Bộ chỉ số CSI ở nhiều khía cạnh.

Bà Đào Thúy Hà, Thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Traphaco chia sẻ: "Với việc áp dụng Bộ chỉ số CSI, đối với Traphaco như quá trình soi chiếu toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, chúng tôi có thể nhìn thấy được cơ hội, điểm mạnh của doanh nghiệp khi chấm điểm theo Bộ chỉ số CSI. Đồng thời, đây cũng là quá trình chúng tôi nhìn nhận, đánh giá lại chiến lược xây dựng và phát triển bền vững của Traphaco ngày càng tốt hơn".

Là một bộ chỉ số “động”, CSI luôn được cập nhật các nội dung, xu hướng mới, những thay đổi pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm. Bộ chỉ số CSI 2024 được cấu trúc theo 6 phần thay vì 7 phần như phiên bản cũ bao gồm 153 chỉ số; Trong đó 62% là các chỉ số tuân thủ, 38% là các chỉ số nâng cao. Mỗi chỉ số được sử dụng để khai báo 01 nội dung cụ thể, giúp doanh nghiệp liệt kê và cung cấp thông tin dễ dàng hơn.

Với đa số là các chỉ số tuân thủ, điều này cũng thể hiện việc thực hiện phát triển bền vững không khó và xa vời cho doanh nghiệp, mà ngược lại, chỉ cần đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật, doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình cho biết: "Điểm mới của Chương trình năm nay, chúng tôi đã sửa đổi lại thì Bộ Chỉ số, năm nào chúng tôi cập nhật quy định pháp luật mới nhất trong Bộ chỉ số và yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ. Thứ hai là điểm mới đó là những chỉ số về ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng về kinh tế tuần hoàn và đặc biệt là những nội hàm của quản trị, xã hội và môi trường cũng được tích hợp vào trong Bộ chỉ số này với khoảng trên 150 chỉ số đánh giá toàn diện hơn".

Không dừng lại ở đó, cải tiến đáng chú ý nhất trong chương trình CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương mại - dịch vụ và hỗn hợp (bao gồm 2 lĩnh vực trên). Tùy theo nhóm ngành, trọng số điểm của các nội hàm kinh tế, môi trường, xã hội sẽ khác nhau, phù hợp với đặc thù ngành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tính công bằng, chính xác trong việc đánh giá các hoạt động phát triển bền vững cho từng doanh nghiệp.

Đặc biệt,  quy trình đánh giá, thẩm định được tổ chức chặt chẽ, khoa học theo 03 giai đoạn chính: Chấm điểm sơ bộ hồ sơ theo Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI); Thẩm định thông qua các cơ quan chức năng; Ban Chỉ đạo phê duyệt đề xuất của Hội đồng đánh giá.

Ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững VCCI cho biết: "Để tham gia chương trình tất cả các doanh nghiệp mà đang hoạt động tại Việt Nam từ 3 năm trở lại đây và không phân biệt quy mô về loại hình và hình thức đầu tư. Điều kiện tiên quyết để tham gia chương trình đó là không vi phạm pháp luật trong giai đoạn 2021 đến thời hạn nộp hồ sơ. Hồ sơ của chúng tôi là là một dạng mở, tức là tất cả các hồ sơ tài liệu nh chứng các doanh nghiệp sẽ được uplost hoàn toàn loát lên trên trang web để chúng tôi sẽ làm việc căn cứ theo bộ hồ sơ của doanh nghiệp để chấm điểm".

Đặc biệt, vào ngày 11/7 và 19/7 tới đây, tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, VBCSD, cũng là đầu mối tổ chức Chương trình CSI 2024, sẽ tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Chương trình và cách thức khai Bộ chỉ số CSI 2024. Doanh nghiệp tham gia Chương trình hoàn thiện hồ sơ tại website https://vbcsd.vn/csi/ trước ngày 16/08/2024. Ban tổ chức không thu bất kỳ chi phí nào của doanh nghiệp và cam kết bảo mật toàn bộ thông tin trong hồ sơ doanh nghiệp.

Thông tin trong nước

Ảnh: Thời báo Tài chính Việt Nam

# Theo báo cáo quý II của UOB, nửa cuối năm 2024, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể chậm hơn so với mức tăng tích cực ở nửa đầu năm.

Tuy nhiên, sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở các nước lân cận cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các NH trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng của VN.

# Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa đề xuất các cơ quan chức năng điều chỉnh Dự thảo Nghị định về kinh doanh bất động sản.

Bởi theo HoREA, , quy định về kinh doanh BĐS quy mô nhỏ có tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng và có số lần bán, chuyển nhượng không quá 10 lần trong một năm là chưa hợp lý, cần hạ xuống mức dưới 100 tỷ đồng. 

# Trong khi đó, NHNN vừa có những lưu ý với người dân khi giao dịch trực tuyến:

Theo đó, NHNN khuyến cáo người dân hạn chế dùng máy tính công cộng, wifi công cộng khi truy cập vào ngân hàng điện tử; tiến hành mua sắm, thanh toán trực tuyến tại các trang mạng uy tín, có thông tin liên lạc rõ ràng.

Đồng thời, không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực (mã OTP) qua điện thoại, email, mạng xã hội, web… cho bất cứ ai, kể cả nhân viên ngân hàng. (VNE)

# Thống kê từ Sở Công thương Hà Nội cho thấy, mỗi tháng có khoảng 2,5 triệu phiên bán hàng livestream.

Dự kiến trong năm 2024, doanh thu và sản lượng bán ra ở các nền tảng trực tuyến có thể đạt hơn 310.000 tỷ đồng, tăng 35% so với năm ngoái. 

 

Thông tin chứng khoán

# Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 3.15 điểm, lên mức 1,283 điểm.

# Về mức độ ảnh hưởng, HVN, FPT, LPB và CTG là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Ở chiều ngược lại, SAB, VRE, HDB và DXG là những mã có tác động tiêu cực nhất.

Trong khi đó, ngành vận tải – kho bãi là nhóm có đà tăng mạnh nhất. Theo sau là ngành công nghệ và thông tin và ngành sản xuất hàng gia dụng. Ở chiều ngược lại, ngành dịch vụ tư vấn, hỗ trợ có mức giảm mạnh nhất thị trường.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, giá trị đạt hơn 15.2 ngàn tỷ đồng, khối ngoại  tiếp tục bán ròng hơn 365 tỷ đồng trên sàn HOSE.