Người Việt dành thời gian đi ‘chợ’ online gấp đôi đi chợ truyền thống

Theo NielsenIQ, trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng, và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online. Con số này cao gần gấp đôi so với tần suất đi siêu thị hàng tháng của người Việt Nam.

 

# Hôm nay (5/7), diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Theo Tổng cục Thuế, nửa đầu năm nay, ngành thuế đã tập trung mọi nguồn lực, để triển khai quyết liệt, đồng bộ mọi giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách

Trong 6 tháng cuối năm, ngành Thuế sẽ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội giao là 1,48 triệu tỷ đồng. 

# 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, có tới 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Trong khi đó, với động lực và đà tăng trưởng như hiện nay, ngành rau quả tự tin có thể vươn tới kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm nay.

# Tuy nhiên, theo Bộ Công thương, hàng Việt Nam xuất khẩu vẫn còn phải đối mặt 252 vụ điều tra phòng vệ thương mại.

Đây chủ yếu là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và chống trợ cấp.

# Thời gian gần đây, các chuyên gia đang nói nhiều đến tình trạng “lạm phát khuyến mãi”. 

Xu hướng lạm phát khuyến mãi đang rơi vào kênh bán hàng online dù kênh này chỉ chiếm khoảng 5% thị phần bán lẻ.

Thực tế cho thấy, hiện nhiều chương trình khuyến mãi hiện nay chỉ tập trung vào kênh bán lẻ hiện đại (online), trong khi kênh truyền thống lại khá èo uột

Điều này dẫn đến nhiều chương trình khuyến mãi bị mất đi giá trị kích thích mua sắm. 

Ảnh: Vnexpress

# Theo NielsenIQ, trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng, và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online.

Con số này cao gần gấp đôi so với tần suất đi siêu thị hàng tháng của người Việt Nam.

Và dự báo, tổng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá cả năm 2024 có thể tăng lên gần 30 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 14% tổng mức bán lẻ hàng hoá của cả nước. 

# Giao dịch vẫn khá ảm đạm và trạng thái phân hóa chung khiến chỉ số VN-Index vừa thử thách mốc 1.280 điểm đã nhanh chóng lùi về dưới mốc tham chiếu.

Phần lớn các mã cổ phiếu trong rổ VN30 đều bật tăng mạnh. Trong đó nổi bật là FPT, VPB, VCB và MWG. Ở chiều ngược lại, HDB, ACB, VHM và TCB là những cổ phiếu vẫn đang chịu áp lực bán.

Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ và thông tin với mức tăng ấn tượng. Cụ thể, sắc xanh chủ yếu tập trung ở các ông lớn như FPT, CMG, CTR và ELC.

Phần còn lại các mã ở trạng thái đứng giá và một số mã vẫn còn chịu áp lực bán nhẹ như DST, ITD và SGT nhưng mức tác động không đáng kể.

Theo sau đó là nhóm ngành sản xuất nhựa – hóa chất cũng góp một phần vào đà tăng chung của thị trường với phần lớn các mã cổ phiếu như GVR, DGC, DCM và DPM... Trong đó, CSV nổi bật từ đầu phiên khi duy trì sắc tím đầy tích cực.

Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm nhẹ hơn 1 điểm, xuống 1.278 điểm./.