Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Tin trong nước và thế giới
# Theo Forbes, các kỳ tích của Việt Nam trong năm qua là rất đáng chú ý khi tình hình kinh tế và sức khỏe hiện tại trên toàn thế giới đang gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ đó, Việt Nam đã vượt qua các đối thủ kinh tế ở châu Á với mức tăng trưởng GDP 2,9%.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 03 sửa đổi Thông tư số 01 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19. Theo đó, từ ngày 17/5/2021, ễn, giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
# Mới đây, theo báo cáo từ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chỉ đạt 1,67% - mức rất thấp so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều Hiệp định thương mại tự do khác
Do đó, với một Hiệp định thương mại tự do phức tạp như CPTPP, cần có những biện pháp về cung cấp các thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Bức tranh về 2 năm thực hiện CPTPP từ các số liệu thống kê và từ thực trạng thực tiễn và cảm nhận của các doanh nghiệp sẽ là nguồn thông tin hữu ích để các cơ quan nhà nước, để VCCI, các hiệp hội và từng doanh nghiệp nhìn lại cách mà mình đang hành động liên quan tới Hiệp định đầy kỳ vọng.
# Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá tạm thời 10,2% đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia.
Bộ Công Thương cho biết, đã tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 8/2020 trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước.
# 3 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam sang Liên nh châu Âu (EU) đạt 9,6 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2020.
# Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 3/2021 ước đạt 17.000 xe, tăng hơn 7.000 xe so với tháng trước.
Hiện lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam chủ yếu là từ các quốc gia quen thuộc trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia hay Trung Quốc...
# Còn ở lĩnh vực bất động sản, Trong lúc tâm lý thị trường đang tích cực và diễn biến giá vẫn tăng bất chấp Covid-19, nhiều ý kiến lo ngại tình trạng bong bóng bất động sản xuất hiện. Về vấn đề này, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư cấp cao, Savills Việt Nam khẳng định chưa có dấu hiệu "bong bóng" trong năm nay và năm sau: Giả định điều kiện kinh tế Việt Nam vẫn ổn định, 'bong bóng' bất động sản 2021 sẽ không hình thành. Sang năm 2022, nguồn cung vẫn hiếm, nhu cầu sở hữu nhà ở thực vẫn còn thì mối lo trên vẫn không xuất hiện Bối cảnh kinh tế khác biệt hoàn toàn so với cách đây 10 năm.
# Từ đầu năm đến nay, thị trường lao động đang dần hồi phục, số lượng việc làm trong tháng 3 tăng 40% so với tháng 1., theo công bố của Adecco Việt Nam
Một số lĩnh vực chứng kiến sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng trong quý I này bao gồm: khối ngành kỹ thuật, sản xuất và chế tạo, năng lượng, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, điện tử.
# Nền kinh tế thế giới đang hướng đến đà tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua nhưng sự phục hồi này không đồng đều 1 cách đáng báo động, theo dự báo mới nhất của ngân hàng JPMorgan Chase.
Và theo Bloomberg, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã lên kế hoạch đánh thuế tới 25% với nhiều mặt hàng đến từ Anh, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ... Đây là lời đáp trả của Washington với những nước đang đánh thuế đối với các công ty công nghệ như Amazon và Facebook.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng thương mại siết vốn tín dụng trong bối cảnh cơ quan chức năng Trung Quốc lo ngại về sự hình thành bong bóng bất động sản, mất ổn định tài chính.
Tin chứng khoán
# S&P 500 tăng 0.15% đạt 4,079.95 điểm trong khi DJIA tăng nhẹ 0.05%, đạt 33,446.26 điểm. Rổ S& P 500 chứng kiến sắc xanh tại các lĩnh vực chủ chốt như Công nghệ, Viễn thông và Tài chính, tiếp tục phản ánh tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về TTCK.
Không chỉ vậy, Quỹ Tiền tệ quốc tế kỳ vọng tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 6% trong năm nay, cao hơn mức 5,5% được dự báo hồi tháng 1. Đây sẽ là mức tăng trưởng nhanh nhất từng được Quỹ Tiền tệ quốc tế ghi nhận từ năm 1980. Chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ quốc tế Gita Gopinath cho biết: Mức độ phục hồi kinh tế sẽ không đồng đều ở các nước khác nhau. Mức độ phục hồi sẽ chậm ở các nước phụ thuộc vào du lịch và các nước nghèo không có đủ ngân sách cho các gói kích thích kinh tế lớn. Ngoài ra, thiệt hại về kinh tế từ cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 cũng đang làm đảo ngược các thành tựu về xóa nghèo.
Cơ quan này cũng dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 sẽ giảm nhẹ xuống còn 4,4%.
# Còn trong nước, Số liệu mới cập nhật từ Công ty Chứng khoán SSI, trong tháng rút ròng kỷ lục của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng tiền chủ yếu bị rút liên tục khỏi các quỹ đầu tư chủ động, lên tới 100 triệu USD.
Trong khi đó, các quỹ mở, dòng vốn cân bằng hơn với giá trị mua ròng nhẹ 170 tỷ đồng, tương đương 7 triệu USD.
# Còn theo nhận định của SSI Research, quan điểm về VN Index tiếp tục được giữ nguyên khi chỉ số có thể đối mặt với các nhịp hiệu chỉnh nhẹ do cung chốt lời ngắn hạn, trước khi quay lại với đà tăng và hình thành các mức đỉnh mới. Mục tiêu gần của VN Index nằm tại vùng 1.250 điểm.