Giáng sinh màu lửa

Một Noel an lành đang đến, đường phố Hà Nội tấp nập, đông vui. Trong niềm vui ấy, người Hà Nội không quên ngày Noel lịch sử năm 1972 – ngày “Giáng sinh màu lửa”, nhắc nhở người Việt Nam niềm tự hào về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.

Liệu có ai còn nhớ những câu chuyện giáng sinh đã qua?

 

BÊN DÒNG THỜI GIAN

Ngày 25/12/1972 là 1 ngày yên bình của người dân Hà Nội khi đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom Sau 7 ngày chiến đấu quyết liệt với pháo đài B52, Hà Nội có một khoảng lặng hiếm hoi để người dân trở lại với công việc thường nhật.

Trong ký ức của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến: "Noel năm 1972 Mỹ không đánh bom, mặc dù trước đó 18/12/1972 Mỹ bắt đầu ném bom rải thảm B52 ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nhưng ngày 25 Mỹ không ném bom vì ngày ấy là ngày trọng của công giáo và rất nhiều lính Mỹ theo công giáo.

Từ trước tới nay trong chiến tranh Mỹ đánh bom ền bắc Việt Nam trong đó có Hà Nội, nói chung những ngày Noel họ ko đánh bom. Nhưng sau Noel 1 ngày, khoảng 10h đêm ngày 26/12/1972 Mỹ đánh bom Khâm Thiên. Đấy là trận bom rất nặng nề".

Ảnh tư liệu: VOV

Toàn thành phố mất điện, còi báo động liên tục vang lên. Mọi người chạy xuống hầm trú ẩn. Dân quân, tự vệ sẵn sàng chiến đấu… Dọc con phố nhiều nhà đổ, sập, hè phố để đầy quan tài. Trong phút chốc, loạt bom đã cướp đi sinh mạng của 287 người dân vô tội, 178 đứa trẻ bỗng chốc trở thành mồ côi. Ông Nguyễn Văn Cầu sinh sống ở Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội vẫn nhớ như in những ngày tháng đau thương đó:

"Hôm 25 thì tôi về đón bà xã ở Bát Tràng. Bà bảo là: thôi tết nhất đến nơi rồi ông đón tôi ra để tôi đi làm. nó bỏ đúng bom vào hầm bom tấn nhưng sâu lắm, nên coi như vợ chết con chết và hai đứa cháu. Tức là cái hầm ở trong này, mà vợ tôi chỉ còn nửa người thôi, coi như tan nát cả. lúc bấy giờ tôi chỉ biết là tôi còn sống và nuôi các con…"

Sau đợt ném bom, phố Khâm Thiên tan hoang. Toàn bộ 6 khối phố bị xóa sạch, gần 2 nghìn ngôi nhà bị đánh sập, bom đạn đã cướp đi sinh mạng và làm thương hàng trăm người dân vô tội. Với nhiều người, tiếng còi báo động dường như là nỗi ám ảnh với họ:

"Buổi tối hôm đấy chưa ăn xong cơm thì lập tức có tiếng còi báo động, vội vã tất cả bà cháu phải xuống hầm, chưa bao giờ tôi có cảm giác bom đạn lại nhiều đến như thế".

Ảnh tư liệu: VOV

Trái ngược với tiếng bom rơi vào ngày 26/12 năm ấy. Ngày noel 1972, Nhà Thờ Lớn Hà Nội đã tổ chức một lễ cầu nguyện cho hoà bình. Rất nhiều phái đoàn và đại sứ các nước đến cùng cầu nguyện cho chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt. Và còn nhiều nhà thờ khác trên các tỉnh ền Bắc có lẽ cũng hoà ca vào bản nhạc thanh bình đêm Noel như chia sẻ của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến:

"Noel năm 72 tôi đi sơ tán theo trường cấp 3 xuống xã Ninh Sở, huyện Thường Tín nay thuộc Hà Nội – rất đông người theo đoạ công giáo. Đêm Noel ở đó nhà thờ làm rất trang trọng, và ngay cả học sinh bọn mình cũng mò đến chơi, nghe cha xứ ở đó giảng giải và cầu nguyện cho hoà bình.

Trong 12 ngày đêm năm 1972 gần nhà thờ Làng Tám bị đánh bom giết hại nhiều dân lành. Nhưng theo mình đc biết, ở nhà thờ Làng Tám năm 1972 vẫn làm lễ bình thường cho những giáo dân ko đi sơ tán. Mình cũng được biết các cha ở nhà thờ Làng Tám cũng kêu gọi Mỹ đừng ném bom và mong muốn hoà bình cho ền bắc Việt Nam. Cái đó là bạn mình ở đấy nên đã kể lại cho mình.

Rõ ràng Mỹ ném bom nhưng người có đạo hay không có đạo thì đều mong mỏi là Mỹ chám dứt ném bom, lập lại hoà bình để cho người dân đc sống trong bầu không khí an lành vui vẻ đón ngày noel. Đấy cũng là cái khát khao hoà bình của người dân Hà Nội nói riêng và ền bắc nói chung ở thời điểm đó…"

Phố Hàng Đào (Ảnh: Đan Toàn/Nhịp sống Hà Nội)

SỐNG Ở HÀ NỘI

Tại sao Hà Nội có nhiều phố bắt đầu bằng chữ Hàng và các phố này xuất hiện từ bao giờ? Năm 1802 vua Gia Long chuyển kinh đô vào Huế, đổi tên Thăng Long thời Lê với nghĩa rồng bay thành Thăng Long với nghĩa thịnh vượng.

Gia Long vẫn giữ tên huyện Thọ Xương, đổi huyện Quảng Đức thành Vĩnh Thuận nhưng thêm cấp xã, thôn, trại  tương đương với phường. Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cải  cách hành chính trên cả  nước, đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, xóa bỏ Trấn Bắc (Thăng Long thời Lê), lập tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ, 15 huyện.

Hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức. Dưới hai huyện chỉ còn phường và thôn, không có cấp phố. Phố là từ Hán Việt có nhiều nghĩa. Từ triều vua Gia Long, Minh Mạng cho đến vua Thiệu Trị  chữ  phố được dùng với nghĩa bến hay con đường ven sông.

Trong cuốn “Lịch sử Hà Nội”,  nhà sử học người Pháp Philippe Papin cho rằng, năm 1850 (hoặc 1851), ở huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận  có  chức trưởng phố, tức  là đã xuất hiện phố với nghĩa cửa hàng, buôn bán.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” hoàn thành thời vua Tự Đức chép: “Hà Nội là kinh đô xưa nguyên trước có 36 phường phố, nay ở quanh phía Đông Nam tỉnh thành gồm 21 phố, nhà ngói như bát úp, tụ họp các mặt hàng cũng phồn thịnh”. Tuy nhiên phố giai đoạn này không phải là cấp hành chính, nó  nằm  trong thôn và trưởng phố do dân bầu để giúp phường, thôn thu thuế và giữ trật tự an ninh.

Phố Hàng Đào khi còn mang tên Pháp là “Rue de la Soie” (Ảnh tư liệu: ANTĐ)

Năm 1888, Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa của Pháp. Họ lập mô hình hành chính mới, xóa bỏ cấp phường, thôn, phân thành phố thành  hai cấp là hộ (tương đương như cấp quận ngày nay) và phố.  Công báo ngày 21-4-1890 đăng tên 71, trong đó có 39 phồ Hàng, 10 phố tên Pháp.

Trong 39 phố Hàng, nhiều phố vẫn làm nghề thủ công  hay buôn bán các mặt hàng  như tên của nó nhưng  có phố đã chuyển sang bán mặt hàng khác. Ví dụ như phố Hàng Khoai không còn bán khoai,  Hàng Cá không còn bán cá vì khúc sông Tô Lịch làm bến đỗ cho thuyền bè đã bị lấp để xây chợ  Đồng Xuân.

Sau khi cải tạo lại khu vực  huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, họ lập thêm 17 phố mới tên Hàng nâng số phố  tên hàng lên 56. Việc làm này là tiếp nối chính sách mỵ dân bản xứ của thực dân Pháp. Phố Hàng Khoai chia làm hai, phần đầu là Hàng Khoai, phần cuối thành phố Hàng Mã vốn xưa có nghề làm và bán đồ mã.

Bến sông Tô Lịch xưa chuyên  bán rươi đã bị lấp năm 1889 song họ vẫn lập phố Hàng Rươi, phường làm  Lọng không còn sản xuất song họ vẫn đặt Hàng Lọng. 

Tháng 7/1945, bác sỹ Trần Văn Lai làm thị trưởng Hà Nội đã xóa bỏ tên phố bằng chữ Pháp thay bằng chữ Việt, bỏ  tên phố là những người Pháp đổi  bằng tên anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, nhà  tư sản dân tộc yêu nước.

Năm này chỉ còn rất ít phố giữ nghề truyền thống, phần lớn đã chuyển sang buôn bán các mặt hàng khác hoặc làm nghề mới như: uốn tóc, bán cà phê, bán  các mặt hàng nhập khẩu từ Phương Tây  nhưng ông Trần Văn Lai vẫn giữ lại tên phố Hàng.

Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa  ra đời, ngày 1/12/1945 thị trưởng Trần Duy Hưng duyệt y tên phố mới đổi. Một số phố tên Hàng nhỏ hẹp chuyển thành ngõ Hàng nên phố Hàng còn 49. Lẩn đổi năm 1951 tăng thêm phố Hàng Đẫy  thành 50 phố Hàng.

Ngày nay Hà Nội chính thức có 48 phố mang tên Hàng nhưng chỉ vài phố còn bóng dáng nghề xưa như Hàng Đồng, Hàng Thiếc.

TIN YÊU

- Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 17/12, Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo chủ đề “Quân đội Nhân dân Việt Nam - 80 năm tự hào truyền thống anh hùng”.

- Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đang tổ chức trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" giúp công chúng thêm thấu hiểu sự gian khổ, khốc liệt của chiến tranh và những đóng góp của các vị tướng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.mTrưng bày diễn ra đến hết ngày 28/2/2025 tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

- Theo thông tin từ UBND huyện Mê Linh, Hà Nội, Lễ hội hoa lớn nhất ền Bắc với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” lần thứ 2 được tổ chức từ ngày 26-29/12/2024 tại quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.