Giải pháp phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán (Phần 1)

Từ đầu năm đến nay TTCK đã có những biến động mạnh. Đặc biệt, sau đợt giảm mạnh trong khoảng 2 tháng qua, vốn hóa thị trường bốc hơi khoảng 50 tỉ USD. Những yếu tố nào đang tác động mạnh mẽ và gây nên những hệ lụy tới TTCK thời gian qua? Làm sao để thị trường phát triển bền vững, minh bạch?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thời gian qua, thị trường đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, chỉ số VN-Index chưa phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế; đã có những dấu hiệu của đầu cơ, lũng đoạn trên thị trường; đã có một vài dấu hiệu tiêu cực ở một số công ty trong vấn đề niêm yết cũng như phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Tại diễn đàn Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán bền vững tổ chức sáng nay, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội nhận định: "Thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua thật sự là một giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng, vì vốn hóa thị trường đã tăng lên mức tương đương với nhiều nước trong khu vực, tới gần 93% của GDP Việt Nam.

Quy mô thị trường cũng tăng rất nhanh, từ mức khoảng 4,3 triệu tỉ đồng vào năm 2019 lên tới 7,7 triệu tỉ đồng năm 2021". 

Ảnh nh họa

Theo các chuyên gia, khoảng 2 triệu nhà đầu tư tham gia thị trường hầu hết là những nhà đầu tư cá nhân mới bước vào thị trường trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn. Trong đó, nhiều người chưa đủ thông tin, đầu tư theo cảm xúc và tâm lý đám đông, chứ không dựa trên cơ sở có phân tích, có đánh giá. Và khi thị trường rung lắc, có suy giảm thì sẽ rút ra, càng tạo chao đảo thị trường.

Bên cạnh đó, chuyên gia tài chính- PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra: "Quản lý nhà nước và hệ thống về thể chế, pháp luật, khuôn khổ thì cũng bộc lộ những điểm yếu, dẫn tới việc lũng đoạn thị trường của một số nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư dẫn dắt. Đây là những lỗ hổng cần phải sớm hoàn thiện".

Một yếu tố tác động xấu tới thị trường thời gian qua phải kể đến yếu tố đầu cơ lớn dẫn đến những sai phạm trên thị trường, ví dụ như vụ Trịnh Văn Quyết. Việc xử nghiêm nh theo luật pháp khiến tâm lý nhà đầu cơ lo ngại thị trường không ổn định càng đẩy mạnh ra bán.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam đánh giá: "Doanh nghiệp không có hoạt động gì đột biến thì cổ phiếu không thể tăng trần liên tục được nên cần có cơ chế theo dõi những biến động giá cổ phiếu bất thường và yêu cầu doanh nghiệp giải trình, hạn chế được giao dịch nội gián và tình trạng "bơm thổi" cổ gía cổ phiếu do một hay vài nhóm nhà đầu tư nào đó thực hiện".

Các ý kiến cũng cho rằng, mặc dù có nhiều khuyến cáo của Nhà nước nhưng những khuyến cáo này không bằng tác động của mạng xã hội khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Những điều này khiến thị trường chứng khoán khó trở thành kênh thu hút vốn dài hạn nếu không kiểm soát được.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh: "Cần hiểu rằng đã là đầu tư, có lợi nhuận thì cũng có rủi ro. Cho nên vấn đề còn lại là chúng ta phải tạo ra một thể chế công bằng, bảo đảm quyền lợi bình đẳng cho các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ".

Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn rất lớn cho nền kinh tế nói chung và cho nhà đầu tư nói riêng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến sự phát triển của TTCK bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc thao túng thị trường, tạo cung cầu giả trên thị trường cổ phiếu và cả trái phiếu DN...

Làm thế nào để thị trường phát triển bền vững, nh bạch trong tương lai để nhà đầu tư trong và ngoài nước thật sự có kênh đầu tư lành mạnh và là kênh dẫn vốn an toàn vào nền kinh tế? Nội dung này sẽ được chúng tôi tiếp tục đề cập trong bài viết sau.

Thông tin trong nước và quốc tế

# Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, hôm nay, Quốc hội thảo luận ở tổ nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. 

Kiện toàn Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia (Ảnh nh họa)

# Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định kiện toàn Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Chủ tịch Hội đồng. 

# Từ những thách thức toàn cầu có thể đẩy lạm phát tăng cao, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF lưu ý, nếu lạm phát kéo dài dai dẳng, Việt Nam có thể cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. 

# Còn NHNN cho biết, đang nghiên cứu xây dựng phương án quy định điều kiện vay chặt chẽ đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. 

# Trước nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tăng cao, xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng tới, đặc biệt với nhu cầu mạnh hơn từ các thị trường như EU, Trung Quốc.

# Còn vào ngày mai (26/5), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức phiên tư vấn, giảm rủi ro cho các DN thủy sản xuất khẩu sang thị trường châu Phi.

# Facebook vừa thông báo, từ 1/6, các khách hàng của họ sẽ phải nộp thêm 5% phí quảng cáo để nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) ở Việt Nam.

# Ở lĩnh vực hàng không, mặc dù thị trường nội địa có sự bứt phá mạnh mẽ, song hàng không Việt Nam dự báo sẽ chưa thể phục hồi như kỳ vọng do thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn. 

Một cơ sở lọc dầu ở Schwechat, gần Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN

# Liên nh Châu Âu và Mỹ đang thảo luận với tất cả các quốc gia khai thác dầu khí và cố gắng thuyết phục các nước tăng sản lượng, giúp ích cho thị trường nhiên liệu toàn cầu. 

# Còn Hội đồng châu Âu hôm qua đã thông qua một quy định cho phép tự do hóa thương mại tạm thời và các nhượng bộ thương mại khác đối với một số sản phẩm của Ukraine. 

# Từ hôm nay 25/5, Nga sẽ không được hưởng cơ chế ễn trừ, trong đó cho phép nước này được thanh toán nợ nước ngoài bằng đồng USD sở hữu trong nước.

# Quyết định được Bộ Tài chính Mỹ công bố vào thời điểm chỉ còn 2 ngày nữa là tới đợt trả nợ nước ngoài tiếp theo của Nga.

Thông tin thị trường chứng khoán

# Chỉ số VNIndex đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày là 1.268,43 điểm, tăng 35,05 điểm so với phiên trước.

# Chỉ số VN30 có 27 mã trong rổ tăng giá; trong đó 2 mã FPT và PNJ dư mua trần vào cuối phiên. Dẫn dắt cho đà hồi phục vẫn là nhóm cổ phiếu Ngân hàng và được thúc đẩy thêm bởi nhóm Tiêu dùng, Công nghệ thông tin và Bán lẻ.

# Theo SSI Reseach, không có nhóm ngành nào giảm điểm trong phiên này. Các ngành tăng mạnh gồm Công nghệ thông tin, Dầu khí, Bán lẻ, Hóa chất, Chứng khoán, Tiêu dùng, Bảo hiểm, Cảng & Vận tải biển. Số liệu giao dịch cho thấy thanh khoản tất cả các nhóm ngành cũng đều tăng theo điểm số./.