Đánh thuế hàng hóa nhỏ lẻ để chống thất thu thuế từ thương mại điện tử

Hơn 78 nghìn tỷ đồng là số tiền thuế thu được từ thương mại điện tử trong 7 tháng đầu năm 2024 và có khả năng cán mốc 100 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cơ quan thuế vẫn thất thu và bỏ sót thuế nhiều trường hợp mua hàng qua các mạng xã hội...Làm sao để thu đúng, thu đủ?

Ảnh nh hoạ: Báo Lâm Đồng

Đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh thất thu thuế từ những đơn hàng giá trị nhỏ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh dẫn thông tin từ Bộ TT-TT về việc từ tháng 1 đến tháng 6, mỗi tháng có khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD hàng hóa nhỏ qua biên giới không phải đóng thuế, ông Thịnh cho biết:

"Những hàng hóa này rõ ràng khi đóng thuế đã là một con số rất lớn. Bình quân một ngày khoảng 50 triệu USD vào, ra thị trường Việt Nam, nhưng chúng ta hoàn toàn ễn thuế. Với 4 - 5 triệu đơn hàng qua biên giới mỗi ngày, nếu phải đóng thuế thì con số rất lớn. Như vậy là cơ chế, chính sách của chúng ta đang không phù hợp. Cơ chế chính sách của chúng ta phải phù hợp với từng điều kiện và theo đúng thông lệ. Năm 2010, bằng Quyết định 78, Chính phủ đề nghị không thu thuế đối với những khoản thu nhỏ dưới 1 triệu đồng để giải tỏa vấn đề thông quan và kiểm tra hải quan. Nhưng đến bây giờ, thời đại khác rồi, kinh tế số chỉ cần 1 giây là đã có đầy đủ, chúng ta không phải ễn cái đó".

Dãn chứng kinh nghiệm thế giới, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Liên nh châu Âu từ tháng 1/2021 đã bỏ quy định những hàng hóa có giá trị dưới 22 euro phải đóng thuế. Tại nước Anh, 135 bảng Anh trước đây không phải đóng thuế, bây giờ phải đóng thuế. Thái Lan tất cả hàng hóa ra - vào quốc gia mà đều phải chịu thuế suất 7%, không kể lớn nhỏ.

Nói thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Anh -Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ cá nhân, kinh doanh, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Bộ Tài Chính đã trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng:

"Bộ Tài chính cũng trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Thuế VAT. Trong tờ trình, có đề xuất bỏ quy định ễn thuế VAT với hàng hóa nhỏ lẻ. Không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới cũng đang chú ý đến việc này và họ cũng có đề xuất như vậy. Dự thảo Luật Thuế VAT trình Chính phủ đã đưa quy định đó vào để làm sao hoàn thiện chính sách với hoạt động thương mại điện tử".

Thực tế, trong khoảng 10-15 năm qua, đặc biệt 5 năm gần đây, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển rất nhanh tốc độ tăng trưởng duy trì từ 20-25%/năm.

Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực này đang là thách thức lớn như chia sẻ của bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương):

"Tốc độ tăng trưởng nhanh cũng đặt ra bài toán phải phát triển bền vững. Đó là bảo đảm được sự cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo đảm việc tuân thủ pháp luật của chủ thể tham gia thị trường, trong đó có việc tuân thủ nghĩa vụ về thuế. Hiện có nhiều trường hợp đặt hàng không qua các sàn thương mại điện tử mà đặt hàng qua các mạng xã hội, các nền tảng không có chức năng đặt hàng trực tuyến, đây là một thách thức rất lớn đối với công tác quản lý thuế".

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, thời gian qua Tổng cục Thuế đã vàđang thực hiện các giải pháp đồng bộ, thống nhất. Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân thuộc Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) bà Nguyễn Thị Lan Anh cho biết:

"Bộ Tài chính cũng đang trình Chính phủ sửa Nghị định 123, trong đó, chúng tôi có đề xuất quản lý đối với TMĐT, đó là việc các tổ chức, cá nhân, các hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho các sàn giao dịch điện tử để các sàn này có thể xuất hóa đơn thay cho người kinh doanh thông qua sàn. Thông qua giải pháp này, tất cả các giao dịch TMĐT dù lớn hay nhỏ, giá trị bao nhiêu cũng sẽ được xuất hóa đơn đầy đủ".

Theo đó, việc xuất hoá đơn đầy đủ sẽ hỗ trợ quản lý thuế, quản lý doanh thu và quản lý giao dịch có hợp pháp hay không, giúp người bán hàng chứng nh được nguồn gốc hàng hóa, lúc đó hàng hóa trong thị trường Việt Nam có thể nâng cao tính cạnh tranh, chống hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trên thị trường, đặc biệt là sẽ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo điều kiện tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh. 

Chia sẻ thêm về việc triển khai hoá đơn điện tử là cải cách rất lớn của ngành thuế, TS. Trần Mạnh Nam, Giám đốc Khối Doanh nghiệp VNPAY

"Sau quá trình làm, chúng tôi nhận ra rằng việc khai báo, cung cấp hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp được triển khai nhanh chóng, chính xác và từ đó tối ưu về nguồn lực và nhân sự cho vấn đề liên quan đến kê khai thuế. Việc khuyến khích xuất hoá đơn điện tử tại đúng thời điểm bán hàng hoặc xuất hoá đơn trong ngày cần phải được khuyến khích vì sẽ giúp cho cơ quan thuế nắm được tình hình giao dịch của các doanh nghiệp bán hàng, từ đó đưa ra các phương án hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như có phương án quản lý thuế phù hợp".

Một giải pháp đáng chú ý khác là, ngành Thuế sẽ xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, theo đó áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế./.