98% doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ gặp khó về vốn, tài nguyên

Dẫn chứng từ khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể, Bộ Tài chính cho biết, 98% tổng số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực.

# Các ngân hàng vẫn đang có những biện pháp giảm lãi suất trong suốt tháng 3 vừa qua. Từ đầu tháng 3 tới nay, các ngân hàng thương mại giảm lãi suất tiết kiệm dồn dập, có những ngân hàng điều chỉnh lãi suất từ 4 tới 7 lần.

Còn nếu tính trong 1 tháng qua, có 24 ngân hàng thương mại trong nước điều chỉnh giảm lãi suất, với mức giảm từ 0,1-1,05%/năm tùy theo từng kỳ hạn.

Trước đó, Chính phủ đã đề nghị các ngân hàng hy sinh một phần lợi nhuận để giảm lãi suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. 

Ảnh nh họa: vtv.vn

# Dù lãi suất giảm, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về vốn. Dẫn chứng từ khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể, Bộ Tài chính cho biết, 98% tổng số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực.

Trong đó, có nhiều khó khăn về vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên, khoa học công nghệ, chuyển đôi số và nhân lực chất lượng cao.

Trong đó, tiếp cận tài chính luôn là vấn đề nan giải nhất, đặt biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 17,8% tổng dư nợ tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

# Ngân hàng Standard Chartered vừa điều chỉnh dự báo tỷ giá USD-VND, nâng mức dự báo giữa năm lên 26.000 (từ 25.450đ).

Đồng thời, dự báo cuối năm 2025 lên 25.700 (từ 25.000đ), phản ánh những thay đổi trong điều kiện kinh tế toàn cầu và khu vực.

Việc điều chỉnh tỷ giá của Standard Chartered không chỉ là một tín hiệu cảnh báo mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. 

# Theo dự báo của các DN đầu mối, giá xăng hôm nay có thể tăng lần thứ hai liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng khoảng 380-430 đồng/lít, còn giá dầu diesel tăng ít hơn.

Thông tin chứng khoán

Ảnh nh họa

# Sự thận trọng càng thể hiện rõ rệt khi dòng tiền chậm lại đáng kể trên thị trường, trong khi sự phân hóa cao đã xuất hiện ngay từ sớm trên bảng điện tử đã khiến chỉ số VN-Index chỉ biến động nhẹ quanh tham chiếu với biên độ hẹp.

Việc chỉ số chuyển từ sắc xanh sang đỏ cũng phần nào đến từ VIC quay đầu giảm giá, trong khi nhiều cổ phiếu “trụ” khác vẫn tiếp tục gây sức ép như CTG, BID, VHM, MWG, FPT.

Còn về phần HNX-Index, nhiều cổ phiếu gây áp lực điển hình là BVS giảm 1.28%, MBS giảm 0.66%, CEO giảm 0.68%, PVS giảm 0.31%...

Thanh khoản toàn thị trường thấp hơn trung bình các phiên gần đây, với gần 198 triệu cp được giao dịch, tương ứng giá trị hơn 4,443 tỷ đồng.

Điểm tích cực nhỏ là việc khối ngoại vẫn đang mua ròng nhẹ gần 30 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lực mua ròng tại MSN gần 44 tỷ đồng, VND gần 37 tỷ đồng và VCI hơn 32 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, TPB đang là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất, ghi nhận gần 35 tỷ đồng.

Kết phiên sáng nay, VN-Index gần như không biến động ở quanh ngưỡng 1.326 điểm.