11% tổ chức tín dụng lo ngại kinh doanh thua lỗ trong năm nay

Khảo sát mới công bố của ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, có 70-75% tổ chức tín dụng (TCTD) kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III và cả năm 2024.

Ảnh nh hoạ: ANTĐ

# Từ đầu tháng 7, nhiều tổ chức tín dụng đang bắt đầu đưa ra những dự báo tăng trưởng cho nửa cuối năm 2024.

Khảo sát mới công bố của NHNN cho biết, có 70-75% tổ chức tín dụng (TCTD) kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III và cả năm 2024.

Tính trong cả năm 2024, hơn 86% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023.

Tuy nhiên, vẫn có 11% TCTD lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm và 2,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi. 

# Cũng liên quan đến hoạt động của các ngân hàng, theo các cơ quan chức năng, thì “Không bắt buộc mọi tài khoản phải xác thực sinh trắc học”. 

Bởi theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng, không có chuyện 180 triệu tài khoản ngân hàng trên cả nước đều phải xác thực sinh trắc học.

Chỉ khi thanh toán trên 10 triệu mới cần xác thực sinh trắc học và số này chiếm khoảng 8% lượng giao dịch của hệ thống.

Còn với giao dịch dưới 10 triệu đồng hoặc thanh toán hàng thiết yếu như mua vé máy bay, trả tiền điện không phải thực hiện quy định xác thực khuôn mặt. 

# Và bước sang quý III, thị trường lao động cũng có những gam màu tươi sáng hơn. Theo Tổng cục Thống kê, từ đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, thị trường lao động nửa đầu năm nay cũng có điểm sáng khi lao động có việc làm đạt 51,4 triệu người, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

# Ngay từ đầu tháng 7, đã có thêm ngân hàng thông báo tăng lãi suất tiết kiệm, nối dài số ngân hàng và số đợt tăng lãi suất kể từ tháng 5 đến nay.

Và sau cuộc đua tăng lãi, hiện đã xuất hiện 11 ngân hàng hiện niêm yết lãi suất từ 6,0%/năm.

# Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới đây, Công ty Chứng khoán VCBS dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ liên tục duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian tới.

Nguyên nhân của mặt bằng lãi suất cao xuất phát từ bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng từ quý III với các yếu tố tăng lương, chênh lệch tỷ giá USD/VND. 

# VN-Index tiếp tục quán tính đi lên trong bối cảnh thị trường chung vẫn thận trọng. Sự mong manh này đã khiến chỉ số chung khó tiến xa và nhanh chóng quay đầu khi thị trường đang tiệm cận vùng đỉnh cũ 1.290 điểm.

Độ rộng các mã cổ phiếu trong rổ VN30 khá cân bằng. Cụ thể, VHM, VIC, TCB và MBB đều giảm. Trái lại, MWG, HPG, TPB và VNM là những mã đang ra sức nâng đỡ VN30-Index.

Nhóm bất động sản đang là nhóm dẫn đầu về giá trị giao dịch trên thị trường nhưng vẫn còn diễn ra sự phân hóa với số mã cổ phiếu giảm giá chiếm ưu thế.

Trong đó có VHM, VIC, VRE và KDH... là những cổ phiếu đang gây khá nhiều sức ép lên ngành này. Riêng các mã vẫn giữ được sắc xanh như BCM, NVL, PDR và NLG...

# Cùng diễn biến đó, ngành ngân hàng diễn biến phân hóa với lực bán có phần lấn lướt hơn khi sắc đỏ tập trung ở các mã BID, CTG, MBB, TCB… Trái lại, VCB, VIB, TPB… tăng điểm

Ở chiều ngược lại, dòng ngành sản xuất nhựa – hóa chất đang là nhóm có đà phục hồi tốt nhất. Trong đó, sắc xanh tích cực đang hiện diện ở các mã GVR, DGC, DCM, DPM, LAS tăng kịch trần…

Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm hơn 1 điểm, xuống 1.281 điểm./.